TẠI SAO SWATCH GROUP TUYÊN BỐ KHÔNG THAM GIA HỘI CHỢ BASELWORLD LỚN NHẤT HÀNH TINH?

TẠI SAO SWATCH GROUP TUYÊN BỐ KHÔNG THAM GIA HỘI CHỢ BASELWORLD LỚN NHẤT HÀNH TINH?

01/02/2019 - Tác giả: DuyanhWatch
Cuối tháng 7/2018, tập đoàn sản xuất đồng hồ số 1 thế giới Swatch Group bất ngờ tuyên bố sẽ không tham gia hội chợ Triển lãm đồng hồ và trang sức quốc tế Baselworld kể từ năm 2019. Khi thông báo này được phát đi, Swatch Group đã tạo ra hiệu ứng domino đối với các tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực này. Tại sao tập đoàn đồng hồ đến từ Thụy Sỹ lại rút khỏi hội chợ Baselworld, trong khi Swatch luôn là nhà triển lãm chính, chiếm diện tích gian hàng trưng bày, giới thiệu gần như tất cả 18 thương hiệu thuộc tập đoàn và doanh nghiệp lớn?

 

baseworld

 

1. Ngược dòng lịch sử hội chợ triển lãm Baselworld


Được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 15/04/1917 với tên gọi ban đầu là Schweizer Mustermesse Basel ( viết tắt là MUBA). Tới năm 1931, sự kiện này được đổi tên thành Swiss Watch Fair. Một năm sau đó cái tên Baselworld – Triển lãm thương mại về đồng hồ và trang sức quốc tế chính thức ra đời, được tổ chức vào mùa xuân hàng năm tại thành phố Basel ( Thụy Sỹ). Đây là hoạt động của tập đoàn MCH và tổ chức Art Basel có trụ sở ở Miami Beach và Hongkong liên kết thực hiện. 

 

baselworld


Trải qua 101 năm, Baselworld được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ nói riêng và ngành công nghiệp đồng hồ trên thế giới nói chung. Với khoảng hơn 2000 thương hiệu đến từ 45 quốc gia khác nhau với các nhãn hiệu đồng hồ và trang sức hàng đầu thế giới, hoạt động này đã thu hút hơn 100 nghìn lượt khách tham quan và mua sắm, tạo nên doanh thu khổng lồ cho nhà tổ chức Baselworld trong thời gian ngắn.


2. Lý do nào khiến Swatch Group “khước từ” Baselworld?


Ngày 29/7/2018, giám đốc điều hành tập đoàn Swatch Group Nick Hayek đã quyết định không tham dự Baselworld đó là “hội chợ đồng hồ truyền thống này không còn ý nghĩa với Swatch nữa”. Điều này đồng nghĩa với việc 18 thương hiệu đồng hồ như Longines, Omega, Tissot, Mido, Hamilton…. Sẽ vắng mặt trong hội chợ này. Ông còn cho rằng: “Ngày nay mọi thứ càng trở nên rõ ràng, minh bạch và nhanh chóng. Vì vậy, một nhịp điệu khác, một cách tiếp cận khác là điều cần thiết… Trong tình hình mới như vậy, các triển lãm đồng hồ hàng năm như vẫn đang tồn tại ngày nay, không còn mấy ý nghĩa nữa. Nhưng không có nghĩa là nó biến mất. Nhưng điều cần thiết đó là phải làm mới mình, phản ứng phù hợp với tình hình hiện tại và biểu đạt thật sự nổi bật và sáng tạo hơn”.

 

baseworld


Chi phí tham gia đắt đỏ, cách thức triển lãm lỗi thời: CEO Swatch Group cũng thẳng thắn chia sẻ: “ Chúng tôi không muốn bỏ tiền cho một gian hàng được thiết kế đắt đỏ mà hiệu quả thu về chẳng được là bao”. Quả thật, tập đoàn Swatch không phải là cái tên đầu tiên nhận ra sự kiện này không đem lại hiệu quả doanh thu tương xứng với số tiền bỏ ra (nhiều tập đoàn và thương hiệu đã bỏ rơi Baselworld để đến với hội chợ đối thủ là SIHH, có nhiều khả năng Swatch sẽ tham gia sự kiện này). Con số xấp xỉ 50 triệu Franc Thụy Sỹ (tương đương 50,5 triệu USD) là số tiền mà Swatch phải bỏ ra để xây dựng gian hàng, trả lương cho nhân sự và chi phí cho các khách mời. Không riêng gì Swatch, hàng loạt thương hiệu đồng hồ cũng rời bỏ Baselworld vì chi phí quá cao mà lợi nhuận thu về không đủ. Con số thống kê mới nhất cho thấy, tại triển lãm đầu năm 2018 có 650/1300 thương hiệu đồng hồ rút khỏi sự kiện này. Bởi đầu tư quá nhiều vào sự kiện nhưng không gây được tiếng vang tốt đã gây tổn thất rất lớn đến các đối tác tham gia.


Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thời kì 4.0: Có thể nói, việc tổ chức sự kiện triển lãm đồng hồ rất tốn kém chỉ hướng đến đối tượng là giới trung và thượng lưu đã bộc lộ nhiều bất cập. Chi phí quảng bá sản phẩm ở triển lãm ngày càng cao, trong khi công nghệ thông tin và mạng xã hội lên ngôi, các thương hiệu đồng hồ có thể hoàn toàn giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình qua internet mà vẫn hiệu quả. Ví dụ Omega đã tiên phong giới thiệu và mở bán chiếc đồng hồ Speedmaster trên Instagram, chỉ trong chưa đầy 24 giờ đã bán cháy hàng, không cần làm họp báo hay tổ chức sự kiện làm gì cho tốn tiền. Với bước đi như thế này, chắc chắn rời Baselworld, Swatch vẫn phát triển tốt và người phải lo lắng nhất  chính là các nhà tổ chức của Baselworld, chứ không phải “vắng mợ chợ vẫn đông” như những lời đồn đoán.

 

Như vậy, việc tập đoàn Swatch không tham gia sự kiện vào năm 2019 để phản đối cách làm việc và thái độ của đơn vị tổ chức Baselworld. Nếu như ban tổ chức tái cơ cấu lại sự kiện về mọi mặt để phù hợp với xu thế và phát triển của thời đại thì Swatch Group sẵn sàng giúp đỡ, vực dậy sự kiện mang ý nghĩa văn hóa lớn đối với ngành công nghiệp đồng hồ nói riêng và thế giới nói chung.

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về TẠI SAO SWATCH GROUP TUYÊN BỐ KHÔNG THAM GIA HỘI CHỢ BASELWORLD LỚN NHẤT HÀNH TINH?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.36089 sec| 986.656 kb