NGHỆ THUẬT NHẬT BẢN GÓP PHẦN TẠO NÊN ĐỒNG HỒ THỤY SỸ

NGHỆ THUẬT NHẬT BẢN GÓP PHẦN TẠO NÊN ĐỒNG HỒ THỤY SỸ

16/10/2017 - Tác giả: DuyanhWatch
Khi nhắc đến đồng hồ Thụy Sỹ và đồng hồ Nhật Bản khiến chúng ta nghĩ trên thương trường chúng là đối thủ cạnh tranh nhau, vậy nên rất khó có thể hợp tác cùng nhau tạo nên những mẫu đồng hồ sở hữu giá trị nghệ thuật đẳng cấp. Song trên thực tế nó lại không phải vậy, khi Nhật Bản đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho ngành bằng chế tác đồng hồ Thụy Sỹ bằng các kỹ thuật thủ công truyền thống, thậm chỉ còn ra đời trước cả những phương tiện đo lường thời gian. Ngày nay, sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ không chỉ mở rộng nhu cầu cho người tiêu dùng mà còn hướng tới các đối tác nghệ thuật, cụ thể là một hiệp hội các nghệ nhân Maki - E Zohiko nổi tiếng ở Kyoto, Nhật Bản.

1. Kỹ thuật sơn lacquer Nhật Bản  

 


                                                                

Kỹ thuật sơn lacquer gợi nhớ lại thời kỳ Jomon hoàng kim của Nhật Bản, khoảng 5000 năm trước công nguyên cùng với nhiều kỹ thuật đỉnh cao khác trong chế tác đồng hồ Thụy Sỹ như tráng men kính “enamel”, “guillioche” và điêu khắc “engraving” hiện đang dần mai một và đi đến thất truyền. Ngày nay chỉ còn số ít những bậc thầy thủ công còn giữ được bí kíp truyền thống cổ xưa này, cùng với sự giúp sức từ ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ. Sự phức tạp của từng mặt số, sự hiếm hoi của việc tìm kiếm các nghệ nhân, bậc thầy thủ công còn nắm giữ các bí kíp, công thức và đặc biệt là thời gian đầu tư tạo nên mặt số là những điều giá trị nhất ẩn sau sự hào nhoáng, độc đáo của mặt số sơn Maki-e.  


Các thương hiệu như Vacheron Constantin, Van Cleef &Arpels, Chopard, Speake - Marin, Jean Dunand, … và Angular Momentum đã bị quyến rũ bởi nghệ thuật huyền diệu đến từ Châu Á này. Hiện tại, họ đang kết hợp cùng với các nghệ sỹ sơn mài để sáng tạo ra những mặt số với những bức tiểu họa giống như những tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ.

 

 

 “Lacquaware” tạm dịch là những đồ vật được phủ sơn, đặc biệt phổ biến ở Châu Á. Ban đầu kỹ thuật này được phát triển để bảo vệ các vật dụng hàng ngày nhằm tránh bị ăn mòn, hư hại do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên. Sơn lacquer có thể tìm thấy trên tất cả mọi thứ từ bát đĩa, tách chén cho đến cả đồ nội thất. Tuy vậy có nhiều kỹ thuật sơn khác nhau, đơn giản nhất là véc ni màu cánh kiến đỏ và sơn laquer thực thụ xuất phát từ nhựa của cây Rhus (hay còn gọi là Toxicodendron vernicifluum, một loại thực vật có trong họ Đào lộn hột) và một loại nhựa cao cấp hơn lấy từ cây Urushi.  Để có được loại sơn thực thụ này cần cả chuyên môn và sự kiên nhẫn vì nhựa cây chỉ có thể được thu hoạch từ những cây tuổi đời ít nhất là 10 năm. Trong một năm, mỗi cây có thể được chia thành nhiều làn khai thác, song cần lưu ý là phải giữ lại một phần nhựa để cây phục hồi và tiếp tục sản sinh vào các năm sau. Chất lượng nhựa cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ già của cây, loại đất, khí hậu và mùa. Đặc điểm của nó là có màu xám, ăn da và độc hại.


Thông thường trên một số chất liệu phổ biến như: kim loại, gỗ, da, vải sợi, gốm và tre… sơn lacquer cũng được ưa chuộng sử dụng. Đối với mặt số đồng hồ, phần nền mặt số thường được làm bằng vàng hoặc vỏ xà cừ. Các bề mặt cần phải được làm sạch một cách tỉ mỉ và chuẩn bị sẵn trước khi quá trình sơn có thể bắt đầu. Kỹ thuật sơn lacquer được thực hiện theo từng lớp, mỗi lớp cần phải được để khô tự nhiên trước khi thêm vào lớp tiếp theo. Đôi khi sơn lacquer nhiều đến hàng trăm lớp (mỗi lớp có độ dày từ 0.8 đến 1mm).

 

2. Giá trị nghệ thuật của kỹ thuật sơn lacquer


Trong chế tác đồng hồ Nhật Bản, sơn lacquer còn được gọi với các tên khác là sơn Maki-e. Theo nghĩa đen nó có nghĩa là “hình ảnh rắc”. Hiểu đơn giản hơn thì khi lớp sơn còn ướt, các nghệ nhân sẽ dùng dụng cụ makizutusu (hộp rắc, tưới) hoặc một cây Kebo (cây cọ) để “rắc” bột kim loại thường là vàng, bạch kim, bạc hay thiếc lên trên lớp sơn mặt số.

 


Kỹ thuật Maki- e được phân ra làm 3 loại chính: Togidashi, Taka và Hari maki -e.


- Togidashi maki-e: phân biệt bởi một lớp sáp sơn đầu tiên và cuối cùng là lớp bột kim loại phủ lên, sau đó được đánh bóng nhẹ để các bột kim loại có thể được nhìn thấy lờ mờ dưới đáy.  

- Take maki-e: hay còn gọi là “đắp nổi”. Kỹ thuật này được thực hiện khá cầu kỳ bằng cách sử dụng sơn lacquer trộn với than hoặc bụi đất sét để tạo hình khối, giúp nổi bật các đường nét thiết kế tinh tế, nghệ thuật.

- Hari maki-e: khác với hai loại trên, kỹ thuật này cho phép người chế tác thêm các chi tiết thiết kế vào sau quá trình sơn. Có thể sử dụng một số chất liệu biến thể như: vỏ trứng, lá vàng, bào ngư hoặc ngọc xà cừ…

Orient Sun And Moon RA-KB0001S10B

Đồng hồ nữ Orient Sun And MoonRA-KB0001S10B

Quartz|34.3mm
Giá: 9.410.000₫
Giá KM:7.528.000₫
-20%
Đồng hồ Seiko Prospex Street SRPE29K1S

Đồng hồ nam Seiko ProspexSRPE29K1S

Automatic|43.2mm
Giá: 15.000.000₫
Giá KM:13.500.000₫
-10%
Đồng hồ Citizen EZ7013-58A

Đồng hồ nữ Citizen QuartzEZ7013-58A

Quartz|24mm
Giá: 4.885.000₫
Giá KM:3.908.000₫
-20%
Đồng hồ Seiko Presage Cocktail SRPE41J1

Đồng hồ nam Seiko PresageSRPE41J1

Automatic|38.5mm
Giá: 13.000.000₫
Giá KM:11.700.000₫
-10%
Seiko Presage Cocktail Martini SRPG23J1

Đồng hồ nam Seiko PresageSRPG23J1

Automatic|40.5mm
Giá: 13.500.000₫
Giá KM:12.150.000₫
-10%

3. Một số mẫu đồng hồ sơn lacquer điển hình


Bộ sưu tập Vacheron Constantin ‘sMestiers d’Arts

 



Lấy tưởng từ sức sống mạnh mẽ và khả năng phục hồi phi thường của ba loại cây thông, tre và mận, bộ sưu tập Maki-e đầu tiên mang tên “La Ssymbolique des Laques” - “Ba người bạn mùa đông” đã được ra mắt trên thị trường vào năm 2010. Ba loại cây này được thiết kế kết hợp với các loại chim đặc trưng của mùa đông tạo nên những mặt số khác nhau đầy ấn tượng.


Bộ sưu tập Maki-e thứ hai lại lựa chọn các con vật Rùa, ếch, cá chép, hoa sen, hoa chẩm tú cầu và thác nước làm ý tưởng thiết kế. Bộ sưu tập này giới thiệu sự đang dạng của nghệ thuật Zohiko Nhật Bản. Nó sở hữu mặt số phong phú, bắt mắt hơn khiến người xem liên tưởng ngay đến nghệ thuật 3D.



Bộ sưu tập Chopard ‘sLUC Urushi XP

 

 


Năm 2009, Chopard đã tạo ra một bộ sưu tập những chiếc đồng hồ Urushi cho thị trường Nhật Bản. Bộ sưu tập được sản xuất dưới sự giám sát kỹ thuật của nghệ nhân bậc thầy về lĩnh vực sơn mài Maki-e. Ngoài ra, phần thiết kế, sơn và trang trí mặt số bằng bụi vàng được thực hiện bởi công ty Heiando Yamaha, nhà cung cấp chính thức cho Hoàng đế Nhật Bản.


Điểm ấn tượng của mặt số trong bộ sưu tập này là các mặt số khác nhau đại diện cho “Ngũ hành”, tương ứng với 5 nhân tố cơ bản của vũ trụ mang đậm quan niệm triết lý của văn hóa Châu Á gồm: Gỗ, Lửa, Đất, Kim loại và Nước. Các mặt số đồng hồ bao gồm hình ảnh các linh vật: Rồng, Phượng, Hổ, Chim công, Cá và các sinh vật thần thoại khác như Qiin và Genu.

 

Speake - Marin đưa Maki - e lên đỉnh cao nghệ thuật

 

 


Speake-Marin là thương hiệu có niềm đam mê bất tận với những cỗ máy cơ khí cũng như nghệ thuật đỉnh cao trong đó có Maki-e. Mỗi tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các vật liệu như sơn mài đen, sơn mài đỏ, tro, xà cừ, thiếc, bạc, vàng lá và bạch kim. Speake Marin đã giao phó những chiếc mặt số này để chuyên gia bậc thầy về sơn mài đỉnh cao Nhật Bản thực hiện, ông phải mất 6 tháng để cho ra đời mỗi chiếc mặt số này.

Đồng Hồ Longines Master Collection L2.628.4.97.6HotMua 1 tặng 1

Đồng hồ nam Longines MasterL2.628.4.97.6

Automatic|38.5mm
Giá: 69.000.000₫
Giá KM:62.100.000₫
-10%
MIDO Baroncelli Big Date Limited Edition 2020 M027.426.36.043.00Limited

Đồng hồ nam Mido BaroncelliM027.426.36.043.00

Automatic|40mm
Giá:31.580.000₫
Tissot Gentleman Powermatic 80 Silicium T127.407.16.031.01

Đồng hồ nam Tissot T-ClassicT127.407.16.031.01

Automatic|40mm
Giá: 23.450.000₫
Giá KM:21.105.000₫
-10%
Đồng hồ Longines Présence Automatic Indexes L4.921.2.32.2Hot

Đồng hồ nam Longines PresenceL4.921.2.32.2

Automatic|38.5mm
Giá: 35.796.000₫
Giá KM:32.216.400₫
-10%
Đồng hồ nam Longines Master L2.909.4.97.0Mua 1 tặng 1

Đồng hồ nam Longines MasterL2.909.4.97.0

Automatic|40mm
Giá: 80.500.000₫
Giá KM:72.450.000₫
-10%

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về NGHỆ THUẬT NHẬT BẢN GÓP PHẦN TẠO NÊN ĐỒNG HỒ THỤY SỸ
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.81034 sec| 1029.594 kb