NGHỆ THUẬT NẠM ĐÁ QUÝ CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ XA XỈ
Nội dung bài viết
- 1. Quy trình giám định đá quý
- 2. Tạo nguồn sáng cho đá quý
- 3. Nghệ thuật sắp xếp đá quý
- 4. Kỹ thuật nạm đá truyền thống
1. Quy trình giám định đá quý
2. Tạo nguồn sáng cho đá quý
Cách đá quý được cắt - sự đối xứng và hình dạng của các mặt giúp xác định cách thức ánh sáng xuyên qua các viên đá và được phản xạ khỏi phần nhô ra hoặc phần dưới của viên kim cương. Vì vậy, phần cắt ảnh hưởng trực tiếp đến độ sáng của một viên kim cương đó. Với kim cương, một viên đá được cắt hoàn hảo sẽ làm nổi bật cường độ và tính phản xạ, thậm chí tạo ra dải màu cầu vồng. Các giác cắt của từng viên đá - kết quả của máy cắt kim cương được phân tích trong phòng phân tích đá quý.
Màu sắc là yếu tố quan trọng thứ hai để quyết định giá trị của một viên đá quý và thường được đánh giá qua đôi mắt tinh tường, kỳ cựu. Những thương hiệu đồng hồ danh tiếng chỉ sử dụng những viên kim cường không màu tinh khiết nhất, chúng phải nằm trong phạm vi từ D đến G trên thang đo màu vủa Viện Giám Định Đá Quý Hoa Kỳ.
Qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, các hãng chỉ giữ lại những viên đá quý có chất lượng thượng hạng với sự hỗ trợ của các nhà kiểm định đá quý chuyên nghiệp và các công cụ phân tích. Quy trình phân tích tỉ mỉ này được thực hiên theo tiêu chí chất lượng của thương hiệu đảm bảo tất cả các loại đá quý đều đồng nhất và sở hữu chất lượng cao cấp nhất.
3. Nghệ thuật sắp xếp đá quý
Đầu tiên, các nhà thiết kế trong Phòng Sáng Tạo sẽ quyết định về màu sắc và bố cục sắp xếp của các viên đá. Đây là một công việc tinh tế đòi hỏi sự cân bằng cao giữa các yếu tố về thẩm mỹ cũng như yêu cầu kỹ thuật. Tiếp theo đó là sự hợp tác với các kỹ sư chuyên thiết kế vỏ đồng hồ và dây đeo, nghiên cứu vị trí sắp đặt cũng như chất liệu đi kèm cho phù hợp với từng loại đá, mang đến một vẻ đẹp tổng thể hoàn hảo. Đối với mỗi viên đá, họ xác định khối lượng kim loại chính xác cần thiết để giữ nó cố định.
Để cho ra đời một tạo tác thời gian hoàn mỹ, người nghệ nhân phải kiên nhẫn nạm từng viên đá vào vị trí đẹp nhất để đạt được sự hài hòa về màu sắc cũng như tăng khả năng phản chiếu ánh sáng đến mức tối ưu. Khối kim loại bọc ngoài sau đó được đẩy nhẹ nhàng vào vị trí xung quanh các viên đá để cố định chúng chặt chẽ. Kỹ năng sắp xếp đá quý được thể hiện trong khả năng lựa chọn công cụ thích hợp, tìm đúng góc và dùng đúng lực, thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp tinh tế và bước đánh bóng cuối cùng làm cho những viên đá quý tỏa sáng nổi bật.
4. Kỹ thuật nạm đá truyền thống
Ngoài ra, người thợ sắp xếp đá cũng sử dụng kỹ thuật nạm “đóng” với một vòng kim loại được bao quanh để cố định vành đá. Trong khi kỹ thuật nạm “kênh” còn được gọi là xếp “viền chân” thường được sử dụng đối với các viên đá được cắt dạng dài hoặc hình thang, cho phép chúng được căn chỉnh cạnh nhau để tạo thành một vòng tròn hoặc các mặt vát. Ở đây, viên đá được đặt dưới sức bảo vệ của một kênh kim loại quý bao quanh theo cách tương tự như nạm “đóng”.
Toàn bộ quy trình, kỹ thuật nạm đá quý là minh chứng rõ ràng của sự chính xác tuyệt đối và khắt khe của thương hiệu với tay nghề chế tác bậc thầy cùng những công nghệ tiên tiến để tạo ra những chiếc đồng hồ đính đá quý xuất sắc nhất.