ĐẰNG SAU THÀNH CÔNG CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SỸ

ĐẰNG SAU THÀNH CÔNG CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SỸ

21/05/2019 - Tác giả: DuyanhWatch
Ở châu Âu thường lưu truyền câu nói như thế này: “Thiên đường là nơi: có cảnh sát là người Anh, đầu bếp là người Ý, thợ cơ khí là người Đức, người yêu là người Pháp và tất cả được đặt dưới sự tổ chức và quản lý của người Thụy Sỹ”. Một trong những phẩm chất nổi bật của người Thụy Sỹ đó chính là tài tổ chức quản lý và tính chính xác trong công việc. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ làm cho cả thế giới nể phục. 

 

swatch group

         

 

 

 

1. Nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ: một vòng tuần hoàn

Có thể nói rằng: Lịch sử của ngành công nghiệp chế tác đồng hồ Thụy Sỹ có tính tuần hoàn đến mức đáng ngạc nhiên, sau bao nhiêu thăng trầm, đồng hồ Thụy Sỹ vẫn khẳng định được vị thế của mình. Rất nhiều bậc thầy trong ngành đồng hồ không có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, nhưng đến thế kỉ 18 khi mà kỹ thuật đã tiến bộ tới mức có thể làm ra một bộ máy chỉ giờ nhỏ đến cỡ bỏ vừa túi quần thì nhiều nhân tài đã mang theo những kiến thức đó đến truyền đạt tại Thụy Sỹ - nhờ đó, bước sang thế kỉ 19, đồng hồ Thụy Sỹ đã nổi tiếng lẫy lừng thế giới. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành công nghiệp truyền thống khác, cuộc Cách mạng Công nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến nghề làm đồng hồ. Một chiếc đồng hồ cơ được tạo nên từ hàng trăm bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận như thế được lắp ráp lại với nhau và vận hành bền bỉ hết mức. Trước khi các loại máy móc ra đời, quá trình tạo ra một chiếc đồng hồ được làm hoàn toàn bằng tay, chính vì vậy ai cũng hiểu được rằng đây là một công việc tốn thời gian và công sức. Đến giữa thế kỉ thứ 19, các công ty Mỹ đã hoàn thiện quá trình sản xuất, làm giá đồng hồ rẻ đi, đồng hồ chạy chính xác hơn và đến được tay của số đông người dân. Dù hãng Waltham Watch Co. tại Massachusetts là một trong những công ty ra đời đầu tiên và thành công nhất, cùng thời điểm đó còn có những hãng khác như Elgin, Bulova và Hamilton. Đây là cuộc khủng hoảng đầu tiên giáng vào đồng hồ Thụy Sỹ. Và khi nước này đang vùng vẫy để bắt kịp với các đối thủ, danh tiếng của họ cũng đã rụng rơi nghiêm trọng, tới mức Mỹ, Anh và các nước khác yêu cầu rằng trên tất cả đồng hồ Thụy Sỹ đều phải gắn tem có ghi "Swiss Made" (sản xuất tại Thụy Sỹ) để phân biệt, giúp người tiêu dùng không mua phải những sản phẩm kém chất lượng.

 

đồng hồ longines


Bất chấp tất cả, người Thụy Sỹ vẫn tiếp tục truyền thống sản xuất đồng hồ tinh xảo của mình và dù nhiều sản phẩm của nước này thời bấy giờ chưa thể sánh ngang với những chiếc đồng hồ hoạt động chính xác của Hoa Kỳ ( vào thời điểm này đã có rất nhiều thương hiệu đồng hồ nổi tiếng đến ngày nay được ra đời, có thể kể đến như Tissot, Longines…). Thú vị thay, điều này trùng hợp với thời kì đồng hồ đeo tay đang là xu thế (trong khi trước những năm 1910 - 1920, đồng hồ đeo tay thường được coi là phụ kiện dành riêng cho phái đẹp còn đàn ông chỉ mang đồng hồ bỏ túi). Chiến tranh thế giới thứ nhất đóng vai trò lớn trong sự thay đổi này, do các binh sỹ không rảnh tay để lôi đồng hồ từ trong túi ra xem giờ. Khi Thế chiến thứ 2 bắt đầu, các hãng đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp một lần nữa lấy lại được vị thế dẫn đầu nền công nghiệp của mình. Các thương hiệu như Jaeger-LeCoultre cung cấp đồng hồ phi công cho cả lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) và Không quân Đức (Luftwaffe) đã thể hiện rằng các hãng đồng hồ Thụy Sỹ được coi là tốt hơn hẳn và đáng giá hơn các loại đồng hồ thông thường từ các nhà sản xuất khác cùng thời. Chuyện này tiếp diễn tới sau khi chiến tranh kết thúc, vì người Thụy Sỹ đã củng cố được vị thế là nơi sản xuất đồng hồ xa xỉ tốt nhất thế giới.

 

2. Khủng khoảng thế giới đồng hồ

Vào những năm 60 của thế kỉ trước, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ lại một lần nữa bị lung lay bởi một cuộc khủng hoảng khác, điều này suýt nữa làm cho họ lụi bại: đó là sự ra đời của đồng hồ thạch anh. Trong lúc đó, Thụy Sỹ và Nhật Bản đang chạy đua trong công cuộc tạo ra chiếc máy đồng hồ thạch anh đầu tiên; người Thụy Sỹ thật sự đã đánh bại người Nhật trong vụ này nhưng lại có một nước đi sai lầm trong kinh doanh, đó là quyết định không theo đuổi công nghệ trên, do họ đã tin chắc rằng đồng hồ cơ sẽ luôn luôn trường tồn.

              

Một chiếc đồng hồ, nói đơn giản: hoạt động dựa vào một bộ phận cân bằng chuyển động theo nhịp. Sự vận động tới lui của bộ phận này sẽ làm các trục nối với các kim đồng hồ di chuyển, từ đó các kim cũng di chuyển theo. Nhìn chung, tần số dao động càng cao thì đồng hồ chạy càng chính xác. Đồng hồ cơ có thể chuyển động khoảng từ 18000 vph tới 36000 vph, hoặc từ 2.5 Hz tới 5 Hz, có thể có xê xích ở hai đầu số; còn đồng hồ thạch anh, hoạt động bằng một viên đá nhỏ (thường là đá thạch anh) dao động do có dòng điện chạy qua, chuyển động ở khoảng 32,768 Hz, giúp chúng chính xác hơn cả chiếc đồng hồ cơ tốt nhất. Đồng hồ thạch anh cũng cần ít những bộ phận chuyển động hơn nên giá thành sản xuất rẻ hơn. Hãng Seiko của Nhật Bản là công ty đầu tiên sản xuất đồng hồ thạch anh với số lượng lớn vào năm 1969, và bạn cũng đoán được rồi, mọi người đều nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu mua một chiếc đồng hồ rẻ hơn nhiều mà lại chính xác hơn. Doanh thu đồng hồ cơ lao dốc, nhiều công ty phải đóng cửa. Các công ty Mỹ cũng không thoát khỏi vòng xoáy này; Walham, Elgin, Gruen và nhiều cái tên khác đã phá sản, và dù các thương hiệu này đã được mua lại và vẫn còn hiện diện tới ngày nay để bán ra những loại đồng hồ đại trà rẻ tiền, chúng đã không còn mang trong mình "chất" của thời xa xưa.

Tissot Heritage Visodate Automatic T019.430.16.031.01

Tissot Heritage Visodate Automatic T019.430.16.031.01

Sẵn hàng
Automatic
40mm
16.362.500₫
19.250.000₫
1 đánh giá


Tới những năm 80 của thế kỉ 20, nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ oằn mình kháng cự - dù một vài công ty đã phải cúi đầu trước sức ép và sử dụng công nghệ máy thạch anh để duy trì, còn những hãng nhất quyết theo đồng hồ cơ đã phá sản. Nhưng thật thú vị làm sao, đồng hồ Thụy Sỹ đã được giải cứu bởi Swatch, hãng này từ những năm 80 đã bắt đầu sản xuất đồng hồ thạch anh giá rẻ với mẫu mã khác lạ, và tạo được thành công lớn. Khi Swatch dần lớn mạnh, nó bắt đầu thu phục các hãng khác trong âm thầm, như Omega, Tissot và Hamilton; họ cũng mua lại được ETA SA, hãng sản xuất máy đồng hồ cơ Thụy Sỹ lớn nhất thế giới. Họ bắt đầu thay đổi hình ảnh của các thương hiệu này để nhắm tới phân khúc đồng hồ cao cấp hơn thay vì các hãng giá rẻ, và nhấn mạnh vào quá khứ của ngành làm đồng hồ Thụy Sỹ như một phương pháp marketing. Nhiều công ty khác đã tham gia cuộc chơi này, trong đó có Richemont Group, kẻ thống trị thị trường đồng hồ cao cấp, hãng này đã mua lại các tên tuổi lớn như Vacheron Constantin, Piaget, Jaeger-LeCoultre, và IWC.

 

Từ giữa những năm 90, đồng hồ cơ đã dần dần phổ biến trở lại, dù đồng hồ chạy pin vẫn đang chiếm thế thượng phong. Vì đồng hồ cơ chỉ được sản xuất bởi các hãng xa xỉ, và đa phần các hãng làm đồng hồ xa xỉ lớn là của Thụy Sỹ, quốc gia này lại một lần nữa có vị thế quan trọng trong thế giới đồng hồ... cho tới khi cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy ra, đối đầu với đồng hồ thông minh Smartwatch.


Cho dù phải đối đầu với sự ra đời của các thương hiệu đồng hồ công nghệ mới nhưng đồng hồ Thụy Sỹ vẫn luôn có chỗ đứng, vị thế riêng cho mình. Chính chất lượng của đồng hồ cùng quy trình thẩm định khắt khe khi đưa sản phẩm ra thị trường của đồng hồ Thụy Sỹ đã luôn được người sử dụng lựa chọn và tin dùng; tạo nên thành công đặc biệt của ngành đồng hồ mang tên Thụy Sỹ.

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về ĐẰNG SAU THÀNH CÔNG CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SỸ
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.56363 sec| 1022.336 kb