KÍNH SAPPHIRE ĐÃ ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO? - Phần 2

KÍNH SAPPHIRE ĐÃ ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO? - Phần 2

20/05/2019 - Tác giả: DuyanhWatch
Cho đến nay, kính Sapphire được xem là một trong những vật liệu tốt nhất trong chế tác kính cho đồng hồ. Kính Sapphire mang lại nhiều ưu điểm về độ bóng bảy, dễ quan sát cho người dùng và khả năng chống trầy xước hiệu quả. Có rất nhiều phương pháp chế tạo khác nhau để cho ra những tấm kính Sapphire có độ tinh khiết và phẩm chất không hề giống nhau. Hãy cùng nhau tìm hiểu về cách mà kính Sapphire đã được tạo ra nhé!

Đồng hồ Mido Baroncelli II M022.210.33.296.00

Đồng hồ Mido Baroncelli II M022.210.33.296.00

Sẵn hàng
Quartz
29mm
14.875.000₫
17.500.000₫
1 đánh giá

 

Một số công nghệ làm kính Sapphire

1. Verneuil

công nghệ làm kính sapphire


Phương pháp này bắt nguồn từ cách người ta sản xuất pha lê công nghiệp tại Pháp bằng cách sử dụng ngọn lửa phản ứng tổng hợp. Ngày nay nó được sử dụng để tổng hợp Sapphire và đá quý khác một cách ít tốn kém và phù hợp hơn. Tuy nhiên, bằng cách này thì hiệu quả quang học của kính lại không được tốt.

 

2. CZOCHRALSKI METHOD (CZ)

 

công nghệ làm kính sapphire


Phương pháp gia tăng tinh thể CZ được phát hiện vào năm 1916 bởi Jan Czchralski, là kết quả từ một tai nạn nhỏ đem đến sự may mắn, nhờ tài quan sát. Trong một tối, ông đang nung thiếc nóng chảy và cầm bút ghi chú, nhưng thay vì nhúng bút vào lọ mực, ông lại nhúng nó vào thiếc nóng. Ông nhanh chóng kéo nó ra và nhìn thấy các sợi mỏng bằng kim loại kết tinh ở đầu bút, và từ đó ông đã phát triển ra phương pháp này. Phương pháp này ngày nay cơ bản vẫn được giữ nguyên, quá trình có thể phải mất đến 8 tuần, đòi hòi sự cẩn thận và tiếp năng lượng liên tục kèm theo sự giám sát. Những tấm kính Sapphire được làm ra từ phương pháp này đem đến hiệu quả quang học cao và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

 

3. KYROPOULOUS

 

công nghệ làm kính sapphire


Được phát triển vào năm 1926, quy trình kết tinh này làm giảm nhiệt độ của các viên tinh thể trong khi vẫn đang còn trang quá trình nung, sử dụng bột nhôm tinh khiết đưa đến nhiệt độ nóng chảy, các tinh thể Sapphire sẽ được hình thành sâu dưới bề mặt nhôm nóng chảy . Với điều kiện được kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ gradient, sản phẩm làm ra có đường kính lớn, chất lượng quang học cực tốt, độ tinh khiết rất cao, sản phẩm tạo ra phù hợp với các loại ứng dụng quang học.

4. HEAT EXCHANGER METHOD ( HEM)

 

công nghệ làm kính sapphire


Thường được gọi là Kyropoulos ngược. Phát minh bởi Fred Schmid và Dennis Viechnicki tại Viện nghiên cứu Quân đội Watertown, Hoa Kì vào năm 1967. Quá trình này sử dụng nhôm tinh khiết, làm mát bằng heli và quá trình làm mát chậm để cho ra loại tinh thể Sapphire có tố chất rất đặc biệt. Tuy nhiên, việc sản xuất kích cỡ lớn lại thường thất bại vì chúng thường bị nứt do quá trình làm mát.

5. EDGE – DEFINE FILM – FED GROWTH ( EFG)

 

công nghệ làm kính sapphire


Bắt đầu phát triển vào năm 1965 bởi kĩ thuật viên Harold Labelle, Waltham. Đây là kết quả của quá trình sau khi áp dụng kĩ thuật CZ nhưng đi kèm với công nghệ kiểm soát hình dạng tinh thể. Phương pháp của Harold Labelle áp dụng thành công vào năm 1967. EFG cung cấp khả năng chế tạo ra các hình dạng kính Sapphire khác nhau mà gần như không thể áp dụng được với các loại công nghệ khác. Hạn chế chính là thời gian và chi phí liên quan để sản xuất ra các khuôn tạo ra các hình dạng tinh thể Sapphire.Loại sản phẩm cho ra đời có nhược điểm là có độ tinh khiết trung bình, dẫn đến chất lượng quang học cũng bình thường. Nó thường dùng trong các ứng dụng quang cơ khí, công nghiệp...


Xem thêmKính Sapphire đã được tạo ra như thế nào? - Phần 1


Mặc dù kính Sapphire giòn nhưng độ cứng và khả năng chống trầy của nó vẫn là những ưu điểm mà rất nhiều người dùng đồng hồ tin tưởng, sử dụng. Bạn chỉ có thể đánh bóng chúng bằng Sapphire hoặc kim cương nên hầu như khó có thể đánh bóng với điều kiện công nghệ không đầy đủ.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về KÍNH SAPPHIRE ĐÃ ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO? - Phần 2
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.94926 sec| 1002.039 kb