PHÒNG CHỐNG DỊCH CORONA: BẠN ĐÃ BIẾT VỆ SINH ĐỒNG HỒ ĐÚNG CÁCH
Nội dung bài viết
Hiện nay, dịch bệnh Covid -19 đang hoành hành trên toàn cầu với tổng số ca ghi nhận 3.067.491 người nhiễm và khiến 211.765 người tử vong (con số thống kê tính đến ngày 28/04/2020).
Về cơ chế lây bệnh, virus corona lây từ người sang người thông qua tiếp xúc dịch cơ thể của người bệnh. Chúng lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi hoặc các xuất tiết từ mũi. Ngoài ra, nếu tay bạn chạm vào những bề mặt có dính virus sau đó đưa lên lên mắt, mũi, miệng đều có thể bị nhiễm virus.
Theo các nhà khoa học, virus Corona có thể tồn tại tối đa 3 giờ trong không khí, tối đa 24 giờ trên bìa giấy và tối đa 2-3 ngày trên thép không gỉ.
Bạn hãy lưu ý rằng, corona có thể tồn tại đến 72 giờ trên bề mặt kim loại. Vì thế, sẽ là thiếu sót lớn nếu như bạn chỉ đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách mà lại quên vệ sinh sạch đồng hồ sau mỗi lần tiếp xúc với người khác. Việc thường xuyên lau sạch đồng hồ, trang sức cũng như các phụ kiện khác là điều vô cùng quan trọng,
Vậy bạn đã biết vệ sinh đồng hồ thế nào sao cho đúng cách nhằm phòng chống dịch bệnh Covid 19? Hãy làm theo những hướng dẫn sau đây:
1. Vật dụng cần chuẩn bị vệ sinh đồng hồ
- Nước ấm, dung dịch xà phòng loãng hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ
- Khăn vi sợi mềm, mỏng
- Bàn chải lông mềm
2. Quy trình chung vệ sinh đồng hồ
- Tháo dây đeo ra khỏi mặt đồng hồ. Nếu như dây đeo đồng hồ của bạn là dây không tháo rời, hãy luôn chú ý khi vệ sinh chúng.
- Vệ sinh nhẹ nhàng phần dây đeo và mặt đồng hồ.
- Để khô tự nhiên trước khi đeo lại vào tay.
3. Vệ sinh dây đồng hồ
Với đồng hồ dây kim loại
Bước 1: Ngâm dây đồng hồ vào dung dịch nước ấm pha một ít xà phòng trong khoảng 3-5 phút
Bước 2: Sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch nốt những vết bẩn còn sót lại
Bước 3: Lau lại bằng nước sạch rồi để khô tự nhiên.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem đánh răng hay dung dịch dấm với nước để làm sạch và giúp dây sáng bóng hơn.
Bước 1: Dùng khăn mềm hơi ẩm lau nhẹ phần bề mặt của dây da.
Bước 2: Thấm một ít dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ hoặc dầu ô liu lên bề mặt dây và sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch dây.
Bước 3: Lau sạch chúng bằng một chiếc khăn ẩm.
Lưu ý:
Không ngâm dây da trong nước vì có thể làm dây bị ẩm, mốc và nhanh hỏng.
Không sử dụng máy sấy đề làm khô, điều này dẫn đến hiện tượng dây bị co cứng lại không giữ được sự thoải mái khi đeo như ban đầu.
Với đồng hồ dây vải
Bước 1: Sử dụng dung dịch xà phòng loãng hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch dây vải rồi dùng nước sạch để làm tan hết xà phòng.
Bước 2: Phơi dây ra nơi thoáng mát để chúng khô hoàn toàn trước khi đeo lại.
Với đồng hồ dây cao su
Bước 1: Dùng khăn mềm sạch, nhúng ẩm vào trong dung dịch xà phòng loãng hay dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ rồi dùng để lau bề mặt dây. Đối với các vết bẩn “cứng đầu” hơn, bạn có thể để một lát rồi dùng bàn chải lông mềm để làm sạch.
Bước 2: Sử dụng khăn mềm để lau sạch xà phòng. Đối với các mẫu dây đeo này, bạn nên chú ý chất tẩy rửa mình sử dụng, hãy luôn chắc chắn về việc chúng không làm mất màu dây đeo của bạn.
Một số lưu ý khi vệ sinh đồng hồ:
- Do quá trình vệ sinh luôn gắn liền với nước hoặc một số các loại dung dịch khác nên hãy luôn cẩn thận để tránh việc nước vào bộ máy làm hỏng đồng hồ
- Luôn thử các loại dung dịch tẩy rửa ở một phần nhỏ của dây đeo để tránh hiện tượng chúng làm đổi màu dây, …
- Nếu đeo đồng hồ vào thời tiết oi bức, nắng nóng thì nên nới lỏng dây đeo và thường xuyên lau đồng hồ bằng khăn mềm để trách việc bụi bẩn tích tụ lâu ngày.
Ngoài dây đeo, phần vỏ đồng hồ cũng như mặt kính cũng nên được vệ sinh thường xuyên. Trong khi đợi các dây đeo khô, bạn dùng khăn ẩm thấm nước ấm lau nhẹ nhàng mặt kính cũng như vỏ đồng hồ.
Với việc vệ sinh đồng hồ thường xuyên sau khi tiếp xúc sẽ giúp bạn loại bỏ được virus dính trên mặt số, vỏ đồng hồ cũng như dây đeo.