TỔNG HỢP CÁC CHỨNG NHẬN VÀ CON DẤU ĐỂ NHẬN BIẾT CHẤT LƯỢNG ĐỒNG HỒ THỤY Sĩ

07/10/2019 - Thế giới đồng hồ
COSC, Geneva Seal, Fleurier Quality Foundation, tiêu chuẩn ISO ... là những chứng nhận và con dấu mà các nhà quản lý xác nhận để chứng minh cam kết của họ về chất lượng. Các chứng nhận này đề cập đến nhiều khía cạnh về chất lượng, liên quan đến các tiêu chí khác nhau như độ chính xác, độ bền, thẩm mỹ hoặc thậm chí xuất xứ. Những chứng nhận và con dấu này được xem như một dấu hiệu nhận biết về chất lượng của đồng hồ Thụy Sỹ. Vậy hãy cùng tìm hiểu về các chứng nhận và con dấu phổ biến hiện nay. 


 


Tại sao lại có các chứng nhận và con dấu khác nhau?


Rất nhiều năm, các chuyên gia trong lĩnh vực đồng hồ có cuộc tranh luận về khái niệm chất lượng đồng hồ, và đã có nhiều câu trả lời khác nhau. Điều này đã dẫn đến việc tạo ra các chứng nhận khác nhau, giải quyết các khía cạnh khác nhau về chất lượng. Trong số các tiêu chí được đánh giá, một số có liên quan đến thiết kế đồng hồ, một số còn lại là từ quy trình sản xuất. Sau đó, vấn đề được chốt lại là chất lượng bắt đầu với một thiết kế đẹp, được triển khai trong toàn bộ quá trình sản xuất nghiêm ngặt, tay nghề cao.

Sau giai đoạn phát triển, hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu của từng thương hiệu. Mỗi chiếc đồng hồ riêng biệt sẽ đạt được chứng nhận thông qua các khía cạnh khác nhau về thử nghiệm chất lượng. Ví như: sự đặc biệt, độ chính xác, khả năng chống nước, dự trữ năng lượng và chức năng của đồng hồ.

 

Đồng hồ Longines Conquest Heritage L1.611.8.78.4

Đặt hàng
Automatic
35mm
112.464.000₫
124.960.000₫
1 đánh giá

 

1. Ký hiệu Swissmade 


Vào giai đoạn quy trình chế tạo đồng hồ trở nên chuẩn xác hơn, bộ luật của Thụy Sĩ đã đưa ra những cụm từ khác nhau và cho phép các nhà sản xuất sử dụng để khẳng định thương hiệu của mình. "Swiss Made" hoặc "Swiss Movement" và thường xuất hiện dưới vị trí 6 giờ. Tương đương với các dòng chữ khác như “Made in Japan”, “Made in Vietnam”, … cụm “Swiss Made” được dùng để nhắc đến nơi sản xuất của những đồng hồ. Tuy nhiên, nó còn bao hàm nhiều ý nghĩa đặc biệt hơn để nói lên giá trị, đẳng cấp của những chiếc đồng hồ đó.

Theo như quy định mới nhất của nước này, một chiếc đồng hồ được gắn nhãn này khi nó đáp ứng được đủ 3 điều kiện sau đây:

- Bộ máy đồng hồ phải được lắp ráp ở những nhà máy sản xuất tại Thụy Sĩ.

- Các bộ máy đồng hồ phải được tiến hành kiểm tra chất lượng lần cuối tại Thụy Sĩ.

- Tỷ lệ linh kiện bên trong bộ máy phải đạt tối thiểu là 60% được sản xuất tại Thụy Sĩ. 

 

Tissot Prc 200 Tony Parker 2013 T055.417.16.057.01

Hết hàng
Quartz Chronog
42mm x 41mm
14.805.000₫
16.450.000₫
1 đánh giá

 

2. Con dấu Geneva


Con dấu “Geneva” có hình dạng là một nửa con đại bàng và nửa còn lại là thanh kiếm. Con dấu này được in trên bộ máy đồng hồ và thường được gọi theo tên tiếng Anh là “Geneva Seal”, còn tiếng Pháp là “Poincon De Genève"… Nó có nguồn gốc thuộc sở hữu của thành phố Canton, Geneva, Thụy Sỹ.

Trong lĩnh vực đồng hồ, con dấu này ra đời từ năm 1886, dùng để chứng nhận cho các bộ máy đồng hồ được sản xuất tại Canton, Geneva và thể hiện thứ hạng cao trong giới chế tác đồng hồ, cụ thể hơn là kỹ thuật hoàn thiện, trang trí bộ máy. Một chiếc đồng hồ được đóng dấu “Geneva” phải trải qua một loạt quy trình kiểm tra xem có vượt qua được những điều kiện bắt buộc đề ra hay không. Và một trong điều kiện bắt buộc là nó phải được chế tác bởi người thợ chuyên nghiệp đến từ thành phố Canton, Geneva.

Theo quy định mới nhất vào năm 1994, thì chỉ có các đồng hồ cơ khí được lắp ráp và tinh chỉnh bên trong thành phố Canton, Geneva mới được nộp đơn xin con dấu. Đồng thời, các nhà sản xuất phải chứng minh được chất lượng sản phẩm đồng hồ của mình đạt tiêu chuẩn theo bộ luật đề ra, điển hình như:

- Bộ máy cơ khí đồng hồ phải được chế tạo phù hợp với thực tế, được xếp vào sản phẩm tốt nhất của ngành công nghiệp đồng hồ và do những người thợ có tay nghề giỏi thực hiện.

- Việc lắp ráp, tinh chỉnh phải được thực hiện tại Canton, Geneva.

- Sản phẩm được cam kết bằng chữ ký của nhà chế tác và được gửi kèm khi đưa bộ máy đi kiểm tra.

- Tất cả bộ máy gửi đến kiểm tra phải được đánh số tránh nhầm lẫn hoặc thất lạc.

- Yêu cầu kỹ thuật đánh bóng cao, hoàn chỉnh ở mọi chi tiết, góc cạnh kể cả ốc vít.

 

 Đồng hồ thương hiệu Vacheron constantin được sản xuất tại Canton, Geneva, Thụy Sĩ.

3. Chứng nhận COSC

 

COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) là tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và tiến hành các phép thử cho Chronometer. Với mỗi chiếc đồng hồ gắn nhãn hiệu chronometer được đưa đến COSC được test riêng bộ máy để kiểm tra độ chính xác. Nếu vượt qua các cuộc thử nghiệm, COSC sẽ cấp giấy chứng nhận cho phép gắn tên Chronometer lên đồng hồ. Có ba trung tâm của COSC ở Thụy Sĩ  tại Geneva, Bienne và thành phố Le Locle. Đồng hồ có thể được kiểm tra tại một trong ba nơi này.

 

Tissot Ballade Powermatic 80 Cosc T108.408.22.037.01

Hết hàng
Automatic COSC
39mm - 41mm
32.130.000₫
35.700.000₫
1 đánh giá

 

 

4. Chứng nhận chất lượng Fleurier

Các chứng nhận chất lượng Fleurier xuất hiện từ năm 2001 bởi Chopard, Parmigiani và Bovet, sau đó có sự tham gia của Vaucher. Chứng nhận này bao gồm các tiêu chuẩn, các giai đoạn thử nghiệm toàn diện nhằm đảm bảo đồng thời một ý tưởng kỹ thuật, sự hoàn thiện chất lượng cao và kiểm soát độ chính xác, độ bền của mỗi chiếc đồng hồ. Các bài kiểm tra Fleurier của Qualité thực sự là những bài kiểm tra toàn diện nhất vào năm 2001. Nó đã tạo ra các bài kiểm tra và chứng nhận chất lượng khác, hiện đã tăng lên .

Để được chứng nhận chất lượng Fleurier, một chiếc đồng hồ phải được sản xuất 100% Thụy Sĩ. Đối với giai đoạn phát triển sản phẩm, chất lượng của nó được xác nhận bởi Fleurier Quality Foindation trong khi quan niệm kỹ thuật của nó được thử nghiệm thông qua một bài kiểm tra chronofiable. Về mặt sản xuất, mọi thao tác và đồng hồ phải vượt qua các thử nghiệm của COSC và Fleuritest.

 

5. Chứng nhận Metas & Master Chronometer

Vào năm 2014, Omega đã làm việc với Viện Metrology Liên bang Thuỵ Sỹ ( METAS ) để thiết lập một chứng nhận mới, độc lập cho đồng hồ cơ khí. Để đạt được danh hiệu Master Chronometer thì chiếc đồng hồ hoàn thiện phải có bộ máy đồng hồ được cấp chứng chỉ COSC, vượt qua bài kiểm tra tái tạo được những điều kiện ngoài thực tế, chứng minh khả năng chống nước và từ trường. Đặc biệt, chức năng của từng máy đồng hồ và mỗi chiếc đồng hồ phải được thử nghiệm từ trường lớn hơn 15000 Gauss. Độ chính xác trung bình mỗi ngày phải trong khoảng từ 0- +5 giây trước và sau khi tiếp xúc với từ trường.

 

6. Chứng nhận thương hiệu Patek Philippe Seal


Để nổi bật tiêu chuẩn chất lượng của mình trong hàng loạt thương hiệu khác, một vài thương hiệu đã tạo ra chứng chỉ chất lượng của riêng họ. Điển hình như chứng nhận chất lượng Patek Philippe Seal được thành lập năm 2009. Patek Philippe từng là một trong những thương hiệu sử dụng con dấu Geneva lớn nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, thương hiệu này cảm thấy tiêu chuẩn này vẫn chưa đủ để đánh giá, và sự ra đời của Poincon de Geneva cũng có thể là một động lực để nó tạo ra tiêu chuẩn chất lượng của riêng mình.

 

7. Con dấu Superlative Chronometer của Rolex


Con dấu chất lượng Superlative Chronometer màu xanh lá đi kèm theo mỗi chiếc đồng hồ Rolex chứng thực rằng nó đã trỉ qua hàng loạt những kiểm ngiệm chặt chẽ của thương hiệu. Những yếu tố về dấu chứng nhận, cam kết chất lượng lâu dài đã khiến Rolex trở thành chuẩn mực về chất lượng, cho phép thương hiệu này dẫn đầu ngành công nghiệp về việc bảo hành tất cả sản phẩm trong vòng 5 năm.


 

Con dấu màu xanh Superlative Chronometer được in trên mặt đồng hồ Rolex


 

 

X
Chat
0.05215 sec| 794.844 kb