KHÍ HELIUM VÀ VAI TRÒ CẦN THIẾT TRÊN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
Nội dung bài viết
1. Sự ra đời kỳ bí của khí Helium
Helium chỉ đứng sau hydrogen là nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ. Helium được trích xuất từ khí thiên nhiên. Chính vì vậy, mọi khí thiên nhiên đều chứa một lượng ít helium. Helium giữ một vai trò quan trọng trong phản ứng proton, chu trình carbon, phản ứng cung cấp năng lượng cho mặt trời và các ngôi sao, đặc biệt chiếm ưu trội ở những ngôi sao nóng. Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA đã phát hiện ra helium trong bầu khí quyển mong manh của mặt trăng.
Trong mọi nguyên tố, Helium là nguyên tố có tính nóng chảy thấp nhất, nên được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu nhiệt lạnh. Ngoài ra, trong một số ứng dụng y khoa như chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) và ảnh đàn hồi cộng hưởng từ (MRE) để tiến hành phân tích máu xác định một bệnh nhân có mắc ung thư hay không thì Helium cũng chiếm vị trí quan trọng.
2. Van khí helium và vai trò quan trọng trên đồng hồ đeo tay
Nếu bạn là một thợ lặn dày dặn kinh nghiệm thì có lẽ sẽ biết đến van khí Helium, một bộ phận quan trọng đối với những mẫu đồng hồ lặn chuyên nghiệp. Chủ yếu tính năng này sẽ dành cho thợ lặn xuống độ sâu 70 mét trong thời gian dài. Bởi khi ở độ sâu này, các chất khí trong nước trở nên độc hại, nên thợ lặn sẽ gặp rất nhiều rủi ro, có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, thợ lặn phải sử dụng lồng dưỡng khí.
Không khí trong lồng có hàm lượng Heli cao có thể giúp thợ lặn tránh rủi ro bị hôn mê. Do khí Heli là phân tử cực nhỏ nên chúng dễ dàng “luồn lách” vào trong mặt và bộ phận đồng hồ. Trên mặt đất, khí Heli không ảnh hưởng đến hoạt động của đồng hồ nhưng khi lặn sâu, áp suất thay đổi khiến khí Heli tìm cách thoát ra khỏi đồng hồ sẽ gây ra rạn nứt mặt kính. Chính vì vậy, van xả một chiều giúp khí Heli thoát ra khi lặn sâu, bảo vệ đồng hồ lặn. Van khí Helium trên đồng hồ đeo tay là bộ phận được thiết kế lại từ van điều áp khí Helium của các thiết bị công nghiệp khác, song nó đã được thu gọn kích thước để dễ dàng đặt vào bên trong vỏ đồng hồ. Van khí Helium trên đồng hồ đeo tay được ra đời trên thị trường bởi hai hãng lớn là Rolex và Doxa vào năm 1960, và hiện nay có thêm đồng hồ Tissot.
Trên thực tế, van khí Helium không được xếp vào là một bộ phận của bên trong máy, nên nó sẽ không ảnh hưởng đển bất cứ hoạt động nào của đồng hồ, kể cả chức năng chống nước. Chức năng vốn có của nó chỉ đơn thuần là chống lại áp suất dưới đấy biển tốt hơn những chiếc đồng hồ lặn không có van khí Helium. Và trong quá trình giải nén để trực xuất khí Helium ra khỏi đồng hồ, van sẽ được kích hoạt một cách an toàn. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ là van khí Helium là van giúp khí Helium (van thoát khí Heli) dưới đáy biển xâm nhập vào đồng hồ thoát ra bên ngoài chứ không phải van dùng khí Helium để chống nước xâm nhập vào trong đồng hồ. Nói chính xác, đây là van điều áp chứ không phải van chống nước.
Trên đồng hồ đeo tay, van Helium có hai loại là loại tự động và loại bằng tay. Đối với những người điều khiển bằng tay, đồng hồ sẽ có một núm vặn riêng biệt để người đeo thực hiện thao tác bấm cho khí thoát ra. Còn van tự động sẽ hoạt động khi áp suất bên ngoài đồng hồ đạt đến mức độ khác biệt đáng kể so với các mức bên trong đồng hồ, một van một chiều sẽ được kích hoạt, giải phóng các nguyên tử Helium mắc kẹt và giảm áp suất bên trong đồng hồ.