SO SÁNH 2 SIÊU PHẨM ĐỒNG HỒ LẶN ORIENT: RAY RAVEN II VÀ MAKO II
1. Về thiết kế mặt số, kiểu dáng
Mako II và Ray Raven II có nhiều nét tương đồng về kiểu dáng:
- Thứ nhất, cả hai đều sở hữu những nét đặc trưng của dòng đồng hồ lặn với viền bezel lớn, các chi tiết trên mặt số và viền bezel được in to và rõ nét, có thể dễ dàng đọc được dưới nước hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Mặt đồng hồ với cỡ 41.5mm nhỏ hơn một chút so với trung bình của đồng hồ lặn song lại phù hợp với cổ tay của người châu Á.
- Thứ hai, hai mẫu đồng hồ này đều sở hữu dây kim loại và được hoàn thiện phay xước khỏe khoắn. Có một chút khác biệt đó là, mắt giữa của dây chiếc Ray Raven II FAA02004B9 được ghép bởi 2 mắt nhỏ hai bên và một mắt lớn hơn ở giữa cho cảm giác mạnh mẽ hơn, phù hợp hơn với phong cách chung của Ray Raven.
Điểm khác biệt chính về thiết kế của Mako II và Ray II nằm ở mặt số và viền benzel:
- Viền benzel: Ray Raven II sử dụng những khối to, đậm thì Mako II có chút mềm mại hơn, số trên viền benzel nhỏ hơn và nét chữ có độ đậm nhạt cao hơn so với phiên bản Ray Raven II
- Với mặt số: Ray Raven II sử dụng các cọc tròn lớn, những vạch hình thang to bản để chỉ 6, 9 và 12 giờ thì ở Mako II là sự kết hợp của số và những vạch nhỏ hơn. Kim của Ray Raven II cũng lớn hơn so với Mako II. Thiết kế này giúp Ray Raven II nhìn nổi bật hơn trong bóng tối, khi phần dạ quang phát huy tác dụng. Đối với hai mẫu đồng hồ này, Mako II FAA02002D9 có màu xanh biển ấn tượng nhưng cũng có phần dịu hơn so với màu đen mạnh mẽ trên chiếc Ray Raven II FAA02004B9.
2. Về bộ máy
Mako II và Ray Raven II sử dụng cỗ máy F6922 có chức năng lịch ngày – thứ, với 22 chân kính, tần số dao động 21600vph, cho thời lượng dự trữ cót khoảng 2 ngày. Đặc biệt, bộ máy này được bổ sung hai tính năng cơ bản so với đời máy 46943 cũ: manual winding (lên cót thủ công) và hacking-stop (dừng kim giây khi chỉnh giờ). Đây là sự bổ sung nhỏ và không phải là điều mới mẻ nhưng lại rất cẩn thiết và người hưởng lợi không ai khác chính là những fan trung thành của Orient. Trước đây, những thương hiệu đồng hồ đến từ Nhật Bản như Seiko, Citizen hay Orient mặc dù có những mẫu đồng hồ cơ chất lượng tốt và giá thấp song nhược điểm về sự thiếu hụt hai tính năng trên khiến nhiều người vẫn ngần ngại. Orient đã tiên phong thay đổi chiến lược bằng cách lần lượt nâng cấp máy cho các mẫu đồng hồ để bổ sung hai tính năng cơ bản này, bắt đầu với Orient Bambino và sau đó là các dòng khác như Caballero, Mako II và Ray II.
Một nâng cấp khác là viền bezel. Viền bezel trên Mako II và Ray Raven II cũng có thể xoay được theo một chiều giống phiên bản cũ. Khác biệt là ở phiên bản mới viền này có thể xoay được 120 nấc. Đây cũng là một nâng cấp nhỏ nhưng đem lại hiệu quả tức thì – độ chính xác được nâng lên gấp đôi so với phiên bản cũ. Ngoài ra, cảm giác khi xoay các nấc đều đặn và liên tục cũng sẽ thú vị và “vui” hơn so với bản cũ.
3. Về mức độ chịu nước
Cả Mako II và Ray Raven II đều sở hữu khả năng chống nước 200m, mức cần thiết cho một chiếc đồng hồ lặn. Núm chỉnh giờ của hai dòng đồng hồ này là kiểu vặn xoáy, nghĩa là để đóng hoàn toàn cần ấn xuống và vặn chặt lại để ngăn không cho nước vào bên trong. Đây cũng là điểm gần như bắt buộc cho những chiếc đồng hồ gắn mác diver – đồng hồ lặn. Cả hai đều được trang bị kính khoáng chống trầy xước.
Thực sự khó khăn để lựa chọn một trong hai chiếc Mako II hay Ray Raven II. Với sự bổ sung hai chức năng hacking stop và manual winding, sẽ không còn lí do gì để từ chối những chiếc đồng hồ chất lượng tốt mà giá thành lại rất hấp dẫn này. Bạn sẽ chọn chiếc đồng hồ nào?