KING SEIKO : Lịch sử "Vị vua bị lãng quên" trong thế giới đồng hồ

KING SEIKO : Lịch sử "Vị vua bị lãng quên" trong thế giới đồng hồ

12/09/2020 - Tác giả: Hằng Nguyễn
Với những tín đồ yêu đồng hồ trong khoảng thập niên 60 - 80 của thế kỷ trước thì King Seiko chính là một trong những cái tên khá quen thuộc với những sản phẩm được ra đời bởi sự nỗ lực không ngừng nhằm chạy đua với Grand Seiko cũng như đương đầu với cuộc khủng hoảng thạch anh. Tuy nhiên, King Seiko ở thời điểm hiện tại đã bị lãng quên và người ta vẫn còn kỳ vọng rằng: Liệu có tương lai nào hồi sinh “vị vua” này không? Hãy cùng Duy Anh Watch lật lại từng dòng lịch sử của King Seiko và đi tìm đáp án cho sự kỳ vọng trên nhé!

1. Lịch sử đồng hồ King Seiko

 

Đồng hồ Seiko bắt đầu vào năm 1881 với cái tên K.Hattori tại Toyko chuyên sửa chữa và bán đồng hồ nhập khẩu. Kể từ ngày đó, họ dần lớn mạnh rồi có khả năng tự sản xuất đồng hồ thoát khỏi tình trạnh phụ thuộc vào phương Tây và xuất khẩu ra nước ngoài trong thế chiến thứ nhất.

Daini Seikosha

Nhà máy Daini Seikosha năm 1937

Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, việc sản xuất dần dần đa dạng khiến Seiko thành lập thêm công ty con Daini Seikosha vào năm 1937, chịu trách nhiệm sản xuất đồng hồ. Công ty này lại tiếp tục thành lập nhà máy mới của mình tại Suwa năm 1943 dưới sự hợp tác với Daiwa Kogyo.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của Thế chiến II khiến nhà máy Suwa bị phá hủy, sang năm 1959, sau khi được xây dựng lại, nó đã hợp nhất với Daiwa Kogyo để trở thành Suwa Seikosha Co., Ltd. không còn phụ thuộc Daini Seikosha và trở thành công ty độc lập trong Seiko. Bằng cách tách hai nhà máy, Seiko hy vọng thúc đẩy cạnh tranh trong nội bộ công ty và đổi mới, làm thay đổi bộ mặt của đồng hồ Nhật Bản.

Nhà máy Suwa Seikosha năm 1970

Nhà máy Suwa Seikosha năm 1970

Điều kỳ quặc là dù có quy mô to lớn nhưng công ty đồng hồ này lại không hề có bộ phận thiết kế chuyên dụng. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều sản phẩm rất “vớ vẩn”, trùng lặp, không hấp dẫn được làm ra, làm giảm sức cạnh tranh với các nhà sản xuất phương Tây.

Đến tận năm 1956, trước khi trở thành Suwa Seikosha thì nhà máy Suwa mới thành lập một bộ phận thiết kế chịu trách nhiệm thiết kế mặt số đồng hồ, còn việc thiết kế vỏ ngoài vẫn do bộ phận sản xuất vỏ đảm nhận.

Sang năm 1958 thì tới lượt công ty Daini Seiko bắt đầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ đại học và rồi năm 1959 họ đã tuyển dụng Taro Tanaka vào K.Hattori & Co. cho bộ phận thiết kế.

King Seiko 1963/4

Đồng hồ King Seiko 1963/4

Đến năm 1962, Taro Tanako đưa đa ngữ pháp thiết kế “Grammar of Design” với 4 quy tắc bắt buộc:

Một là, tất cả các bề mặt và góc độ trên vỏ, mặt số, kim và chỉ số phải phẳng và hoàn hảo về mặt hình học để phản chiếu ánh sáng tốt nhất.

Hai là, bezels phải có các đường cong hai chiều đơn giản.

Ba là, không có biến dạng hình ảnh khi nhìn từ mọi góc độ và tất cả các trường hợp phải được hoàn thiện đánh bóng sáng như gương.

Bốn là, bộ vỏ phải đảm bảo áp dụng duy nhất cho mỗi mã, tuyệt đối không được có thiết kế chung về vỏ cho các sản phẩm.

Sau đó 2 năm, thì King Seiko đã phát hành phiên bản đầu tiên có tên là 44KS mang ngôn ngữ thiết kế mới. Và cũng chính sản phẩm này đã truyền cảm hứng cho một chiếc đồng hồ Grand Seiko huyền thoại.

king seiko 44ks

King Seiko 44KS

Chương trình thiết kế mới của Tanaka đã dẫn tới việc kiểm soát sản xuất nghiêm ngặt hơn về sự hoàn thiện trên đồng hồ của Seiko và ông tin tưởng đó là điều cơ bản để các sản phẩm Seiko có chất lượng tương ứng với những đối thủ Thụy Sỹ.

Quy tắc của Tanaka đã ảnh hưởng đến thập kỷ tiếp theo của thiết kế Seiko, đặc biệt là dòng Grand Seiko, King Seiko. Đương nhiên, vào thời điểm này Grand Seiko chính là đối thủ của King Seiko.

Ở các mốc thời gian sau đó, King Seiko tiếp tục cho ra mắt hàng loạt sản phẩm mới tuy nhiên việc thiếu đi chứng nhận Chronometer ở sản phẩm ban đầu khiến cho King Seiko bị đánh giá thấp hơn so với Grand Seiko.

 

2. King Seiko “ngã gục” bởi cuộc khủng hoảng đồng hồ thạch anh

 

Seiko không phải là thương hiệu duy nhất nghiên cứu phát triển đồng hồ thạch anh vào những năm 1960 nhưng họ là những người đầu tiên công bố nó. Vào ngày Giáng sinh năm 1969, Seiko phát hành Astron và thay đổi thế giới của đồng hồ đeo tay mãi mãi.

Seiko astron 1960

Đồng hồ Seiko Astron 1960

Mặc dù Seiko đã thu được thành công từ cuộc cách mạng thạch anh của mình nhưng cũng đồng thời tự tay kết liễu cả hai dòng đồng hồ cao cấp nhất lúc bấy giờ của hãng, King Seiko và Grand Seiko máy cơ.

Sau một thời gian lay lất sản xuất đồng hồ thạch anh dưới thương hiệu King Seiko và Grand Seiko, một quyết định từ tổng công ty Seiko vào năm 1975 đã chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất tất cả đồng hồ thương hiệu King Seiko vốn không mạnh bằng Grand Seiko để tập trung cho đồng hồ thạch anh Grand Seiko.

Ngay cả khi Grand Seiko cơ khí được hồi sinh vào năm 1998 thì dòng đồng hồ King Seiko vẫn chỉ được tái phát hành trong thời gian ngắn theo hình thức bộ sưu tập kỷ niệm vào năm 2000.

King Seiko Ref. SCN001 đã được thiết kế dựa trên Ref. 5626-711X với bộ máy 4S15 lấy nền tảng từ máy 52 Daini (máy 5246). Và đây cũng là là chiếc đồng hồ King Seiko cuối cùng - đặt dấu chấm hết cho dòng sản phẩm từng một thời là cao cấp nhất nhì từ Seiko.

Seiko 5 Sports Field Quân Đội SRPG35K1

Đồng hồ nam Seiko 5 Quân ĐộiSRPG35K1

Automatic|39.4mm
Giá: 8.760.000₫
Giá KM:7.884.000₫
-10%
Đồng hồ Seiko SUR454P1S

Đồng hồ nữ Seiko QuartzSUR454P1S

Quartz|29.8mm
Giá: 6.730.000₫
Giá KM:6.057.000₫
-10%
Đồng hồ Seiko SUR480P1

Đồng hồ nữ Seiko QuartzSUR480P1

Quartz|29mm
Giá: 8.725.000₫
Giá KM:7.852.500₫
-10%

3. King Seiko: tương lai nào cho “vị vua” đã bị lãng quên?

 

Vào năm 2017, sau một thời gian dài hoạt động mạnh mẽ đầy thành công với tư cách là thương hiệu con, cuối cùng Grand Seiko đã được Seiko tuyên bố trở thành thương hiệu độc lập còn King Seiko vẫn tiếp tục bị chôn vùi. Có lẽ, chính Seiko cũng không muốn một cuộc nội chiến nào xảy ra nữa, ít nhất là trong tương lai gần.

Grand Seiko 60th Anniversary Limited Edition

Đồng hồ Grand Seiko 60th Anniversary Limited Edition

Sự tồn tại của King Seiko đánh dấu một thời kỳ vàng son của ngành công nghiệp đồng hồ Nhật Bản, thời đại của những phát minh và những cuộc chiến khốc liệt nhất.

Trong danh sách những kẻ chiến bại có tên King Seiko, lần lượt bởi chính các đồng hương của mình – Grand Seiko và đồng hồ thạch anh mà không phải ai khác. Thất bại này đã khiến vị vua của độ chính xác một thời từ Nhật Bản đã phải trở thành dĩ vãng.

Cho đến ngày nay, khi mà cơn bão mang tên “thạch anh” tưởng chừng như đã nhấn chìm ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ đã đi qua, vô số dòng đồng hồ cơ khí đã được hồi sinh kể cả đối thủ một thời Grand Seiko nhưng đồng hồ King Seiko cũng chỉ là tàn tích với bản phát hành kỷ niệm vào năm 2000 và rồi xem như sáp nhập vào dòng Grand Seiko. King Seiko đã thực sự chết vào năm 1975, khép lại tất cả thăng trầm mà nó đã trải qua cũng như chấm dứt cuộc nội chiến đồng hồ sang trọng Seiko với tư cách là kẻ thua cuộc để nhường chỗ cho dòng đồng hồ Grand Seiko.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về KING SEIKO : Lịch sử "Vị vua bị lãng quên" trong thế giới đồng hồ
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.09727 sec| 1022.313 kb