SWATCH GROUP - TẬP ĐOÀN TỪNG VỰC DẬY NỀN SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ THỤY SỸ BÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN

SWATCH GROUP - TẬP ĐOÀN TỪNG VỰC DẬY NỀN SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ THỤY SỸ BÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN

04/06/2018 - Tác giả: DuyanhWatch
Được biết đến là cái nôi của nền sản xuất đồng hồ và chiếm vị trí hàng đầu thế giới cho đến thời điểm hiện tại, thế nhưng nó không đồng nghĩa với việc thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ chưa từng bị suy yếu. Dẫn chứng là vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước, nền đồng Thụy Sỹ bị rơi vào khủng hoảng, đến mức đưa một số hãng đến bên bờ vực phá sản. Nguyên nhân xuất phát từ sự lớn mạnh của đồng hồ Nhật, cụ thể là phát minh đồng hồ Quartz của “ông hoàng” Seiko. Đứng trước tình thế đầy rủi ro này, Swatch Group chính là Tập đoàn đi đầu thực hiện những chiếc lược cải cách để vực dậy ngành công nghiệp chế tác đồng hồ Thụy Sỹ. 

1. Giai đoạn rơi vào khủng hoảng trước đối thủ sừng sỏ đồng hồ Nhật Bản


Ngược dòng thời gian trở về thập niên 80, được xem là giai đoạn khủng hoảng lớn nhất của nền sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ. Trước thời điểm này, mỗi năm doanh thu của ngành công nghiệp đồng hồ tại Thụy Sỹ mang về cho quốc gia này hơn 10 tỷ USD. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, thị phần đồng hồ giá rẻ đến từ các quốc gia Nhật, Đức, Mỹ và Pháp đã chiếm hơn một nửa thị phần toàn cầu, đẩy ngành chế tác đồng hồ Thụy Sỹ trước hiểm họa phá sản. Thời điểm này, hai tập đoàn hàng đầu thâu tóm ngành công nghiệp đồng hồ tại Thụy Sỹ là ASUAG và SSIH vẫn cương quyết bảo thủ với hình thức kinh doanh truyền thống và trông chờ vào lượng khách quen.


Lịch sử hàng trăm năm của ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ, cội nguồn nghệ thuật chế tác đồng hồ cơ khí đứng trước nguy cơ bị cuốn đi bởi sự tấn công làn sóng đồng hồ điện tử đến từ Nhật Bản. Thật khó để có thể tranh luận: đồng hồ quartz có chạy chính xác hơn những chiếc đồng hồ cơ khí tốt nhất hay không? Thêm vào đó việc loại bỏ toàn bộ các bộ phận chuyển động trên chiếc đồng hồ quartz làm chúng bền hơn và giảm thiểu việc bảo dưỡng định kỳ so với chiếc đồng hồ cơ khí.


Chỉ trong vòng 1 năm, doanh số bán hàng đồng hồ Thụy Sỹ đã giảm 25%. Khi đó, nghiệp đoàn đồng hồ còn hoạt động dưới cái tên Swiss Allgemeine Scheweizer Uhrenindstrie AG - Société Suisse our I’Industrie Horlogére (ASUAG -SSIHH). Họ đứng ra bảo lãnh và hỗ trợ cho một loạt các thương hiệu đồng hồ rơi vào cảnh khốn đốn có cả Omega. Nhưng mọi việc càng ngày càng trở nên trầm trọng và vượt ra ngoài tầm tay của nghiệp đoàn. Sự can thiệp hỗ trợ tài chính của các ngân hàng được coi là biện pháp cuối cùng được đưa ra để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng quốc gia và nguy cơ sụp đổ ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ. Một loạt các thương hiệu khi đó phải hoạt động dưới sự bảo trợ của các ngân hàng và tập đoàn tài chính.

 

đồng hồ thụy sĩ

 

Tissot PRX T137.410.11.031.00

Đồng hồ nam Tissot PRXT137.410.11.031.00

Quartz|40mm
Giá: 11.200.000₫
Giá KM:10.080.000₫
-10%
Đồng hồ đôi Longines L2.628.4.92.6 và L2.128.4.92.6

Đồng hồ đôi LonginesL2.628.4.92.6 và L2.128.4.92.6

Automatic|38.5mm - 25.5mm
Giá: 109.250.000₫
Giá KM:98.325.000₫
-10%
Đồng hồ Longines HydroConquest L3.781.4.96.9

Đồng hồ nam Longines HydroconquestL3.781.4.96.9

Automatic|41mm
Giá: 47.437.000₫
Giá KM:42.693.300₫
-10%
Đồng Hồ Longines Master Collection L2.628.4.92.6Hot

Đồng hồ nam Longines MasterL2.628.4.92.6

Automatic|38.5mm
Giá: 57.500.000₫
Giá KM:51.750.000₫
-10%

2. Đồng hồ hồi sinh nhờ chiến lược kinh doanh khác biệt của những kẻ ngoại đạo


Điều tất yếu cũng đã xảy ra đưa hai tập này đến nguy cơ phá sản. Lúc này, không còn các nào khác đã buộc họ tìm đến Nicolas Hayek, chủ một công ty tư vấn tại Zurich. Dù đã ở độ tuổi 60, song Nicolas Hayek lại rất năng động trong suy nghĩ cũng như hành động giống như những người trẻ tuổi, ngược lại với sự bảo thủ của các tập đoàn trên. Ông đã đưa ra chiến lược cạnh tranh là nhắm đến đối tượng trẻ tuổi và buộc phải đổi hướng sản xuất tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trực tiếp với những chiếc đồng hồ đến từ Phương Đông.

 

đồng hồ longines



Năm 1985, ông đầu tư mua lại cổ phần từ cả 2 tập đoàn ASUAG và SSIH, sáp nhập lại với cái tên SMH. Mục tiêu của ông lúc đầu nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng hoàn toàn mới với ý tưởng tạo ra những chiếc đồng hồ cho khách hàng ở độ tuổi 18-30. Đồng hồ Thuỵ Sỹ đời mới cần phải hoà hợp một cách hữu cơ với tiêu chuẩn “sành điệu” của giới trẻ bao gồm giày thể thao của hãng Nike, áo sơ mi nhãn hiệu Gap và áo len mác Benetton. Với cái nhìn hướng đến thói quen, thú vui của người trẻ, Hayek nhận ra rằng, đồng hồ cũng như bất cứ đồ vật nào được giới trẻ hâm mộ cũng có thể là thứ để sưu tập. Chính từ quan điểm đó, Hayek biến đồng hồ từ một món phụ kiện xa xỉ trở thành một loại tầm trung có thể mua vài ba chiếc vào những dịp khác nhau, đôi khi người ta mua chỉ vì cảm thấy thích để cho bộ sưu tập thêm phần phong phú, độc đáo.

 

3. Cho đến những chiến lược Marketing đầy tính sáng tạo


Bên cạnh việc thay đổi chiến lược kinh doanh, Hayek còn thiết lập lại hệ thống nhân sự rất táo bạo khiến không ít người phản đối, đó là việc đưa nhiều nhân vật ngoại đạo ngành đồng hồ vào giữ các vị trí quan trọng trong tập đoàn. Có người cho rằng đây là một hành động điên rồ, thế nhưng chính quyết định liều lĩnh này là một giải pháp tốt nhất để khôi phục vị thế đồng hồ Thụy Sỹ thời điểm bấy giờ.

 

đồng hồ mido



Một trong số đó phải kể đến là Ernst Thomke người nổi tiếng với các biện pháp truyền thống và cải cách gây sốc. Ông đưa ra đề nghị bán các bộ máy Thụy Sỹ ra toàn thế giới, một ý tưởng được giới chuyên môn đồng hồ đánh giá là ngớ ngẩn, thế nhưng ngay lập tức nó lại đem đến tín hiệu đáng mừng cho việc khôi phục. Tiếp sau đó, ông vạch ra những chiến lược chi tiết, cụ thể, hiệu quả hơn để tăng sức cạnh tranh, giành lại thị phần mà đồng hồ Nhật đang chiếm lĩnh. Đó là việc đưa ra 5 yếu tố kinh doanh:  kiểu dáng, tiết kiệm chi phí, giá cả cạnh tranh, độ bền cao và công nghệ cao cấp. Ngay khi thực hiện, chiến lược này đã đem đến thành công rực rỡ cho tập đoàn Swatch Watch.


Những quảng cáo đầu tiên của Swatch cũng đầy tính khiêu khích. Khi công ty SMH còn nhỏ bé và chưa đủ khả năng chi trả cho những chiến dịch quảng bá rầm rộ, Hayek nghĩ ra một cách bắt báo chí phải nói về mình mà không cần trả nhiều tiền. Ở toà nhà cao nhất thành phố thuộc quyền quản lý của ngân hàng Commerzbank ở Frankfurk xuất hiện chiếc đồng hồ Swatch khổng lồ 150m với thông điệp bằng tiếng Đức: SWATCH.  DM 60. Hành động này đã làm cả thế giới xôn xao và báo chí sau đó không ngớt nói về Swatch.

Không lâu sau đó, chiếc đồng hồ ngoại cỡ thứ hai xuất hiện trên đường phố Tokyo và đây trở thành điểm khởi đầu cho cơn sốt đồng hồ Thuỵ Sỹ đời mới, điều đã được Hayek dự đoán trước. Đồng hồ Swatch được người ta mua với số lượng lên đến hàng chục chiếc, xuất hiện các tạp chí dành riêng cho nó và thậm chí cả bảo tàng, câu lạc bộ những người hâm mộ và những nhà sưu tập đồng hồ Swatch, sự xa xỉ phù hợp với túi tiền của mọi người, chính là yếu tố quyết định thành công của thương hiệu này. Tham gia vào việc thiết kế mẫu mới cho Swatch có Kiki Picasso và Yoko Ono, còn những chương trình quảng cáo đồng hồ được giao cho đạo diễn điện ảnh thời thượng Spike Lee.

 

4. Swatch - Tập đoàn duy nhất sản xuất các sản phẩm trải dài mọi phân khúc


Ngày nay, nhờ những nỗ lực của Nicolas Hayek và con trai ông Nick người kế thừ sau khi ông qua đời. Swatch trở thành tập đoàn duy nhất trên thế giới sản xuất các sản phẩm trải dài ở mọi phân khúc thị trường: Từ những dòng cao cấp cho tới cả dòng đồng hồ danh cho trẻ em. Danh sách các thương hiệu đồng hồ thuộc sở hữu của tập đoàn bao gồm những thương thiệu cao cấp của Thụy Sỹ và bán chạy nhất như: Omega, Longines, Tissot, Blancpain, Breguet, Harry Winston, Hamilton, Mido … Ngoài ra, tập đoàn Swatch còn sở hữu nhà máy sản xuất máy ETA danh tiếng.


-         Phân khúc đồng hồ danh tiếng và cao cấp: Breguet, Harry Winston, Blancapain, Jaquet Droz, Omega..

-         Phân khúc đồng hồ trung cấp: Longines, Rado, Union, Glashutte.

-         Phân khúc đồng hồ phổ thông: Tissot, Balmain, Cetina, Mido, Hamilton, Calvin Klein (đồng hồ và trang sức)

-         Phân khúc cơ bản: Swatch, Flik Flak.


Doanh thu thuần năm 2014: 8,7 tỷ CHF. Lợi nhuận ròng năm 2014: 1,5 tỷ CHF

 

đồng hồ tissot



Ngày nay, tập đoàn Swatch là nhà sản xuất và cung cấp đồng hồ lớn nhất thế giới, chiếm hơn 25% thị phần trên thị trường. Năm 2001, tập đoàn xuất xưởng 114 triệu chiếc đồng hồ, doanh thu đạt 3,3 tỷ USD với nhiều nhà máy ở Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Ngoài mặt hàng truyền thống là đồng hồ, Swatch Group còn tham gia vào lĩnh vực vi điện tử, máy tính và thiết bị y tế. Nhưng dù sao, cái tên Swatch nổi tiếng trên thế giới như một nhãn hiệu đồng hồ Thụy Sỹ mới, vẫn là những chiếc đồng hồ chính xác và sang trọng, nhưng giờ đây nó đã có thêm yếu tố thời trang nhằm thỏa mãn sự mong đợi của giới mộ điệu khắp thế giới.


Chủ tịch tập đoàn Swatch, ông Nick Hayek, cho biết doanh thu từ 7-10% trong năm 2017 có thể được kỳ vọng bằng đồng nội tệ, trong khi tăng trưởng của công ty sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá, theo Bloomberg. Đặc biệt hơn là việc cho ra đời những mẫu đồng hồ Smartwatch để cạnh tranh với Apple và Google.

Tissot Le Locle Automatic Petite Seconde T006.428.22.038.00

Tissot Le Locle Automatic Petite Seconde T006.428.22.038.00

25.515.000₫
28.350.000₫

Giảm 10% toàn bộ thương hiệu Tissot từ 12/03 - 31/03/2024

Ưu đãi MUA 1 TẶNG 1 tặng đồng hồ đến 10 Triệu (Xem chi tiết tại đây) 

Tặng ngay 1 trong 2 phần quà sau khi mua đồng hồ cơ Tissot (Số lượng có hạn):

  1. 1. Tặng 01 đồng hồ treo tường SEIKO hoặc RHYTHM trị giá lên đến 1 triệu đồng.
  2. 2. Tặng 01 dây da ZRC thương hiệu Pháp trị giá lên đến 700.000đ

Ưu đãi cực hấp dẫn dành cho khách hàng thân thiết (Xem chi tiết tại đây)

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về SWATCH GROUP - TẬP ĐOÀN TỪNG VỰC DẬY NỀN SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ THỤY SỸ BÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.55214 sec| 1051.375 kb