CÓ BAO NHIÊU CHẤT LIỆU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CHẾ TẠO VỎ ĐỒNG HỒ?

CÓ BAO NHIÊU CHẤT LIỆU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CHẾ TẠO VỎ ĐỒNG HỒ?

23/10/2017 - Tác giả: Phương Linh
Khi nhắc đến vỏ đồng hồ, mọi người thường nghĩ rằng nó được làm từ chất liệu thép không gỉ, vàng hoặc titanium… Tuy nhiên, vẫn còn những chất liệu mà bạn chưa biết. Vậy vỏ đồng hồ được làm từ những chất liệu nào? Ưu, nhược điểm của từng loại sẽ được Duy Anh Watch giải đáp sau đây. Vỏ đồng hồ được biết đến là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của một chiếc đồng hồ. Không chỉ góp phần tăng vẻ đẹp bên ngoài, mà nó còn giúp bảo vệ đồng hồ khỏi những hư hỏng, trầy xước do va đập. Yêu cầu đối với vỏ đồng hồ là độ bền, khả năng chống gỉ, khả năng chống trầy xước và mức độ quý giá… Vậy có bao nhiêu chất liệu được dùng để chế tạo vỏ đồng hồ?

1. Thép không gỉ - Được ưa chuộng nhất

 

Tissot Gentleman Powermatic 80 Silicium T127.407.11.041.00 (T1274071104100)

Tissot Gentleman Powermatic 80 Silicium T127.407.11.041.00 (T1274071104100)

Sẵn hàng
Automatic
40mm
22.680.000₫
25.200.000₫
1 đánh giá


- Đây là chất liệu đáng được nhắc đến đầu tiên, bởi sự thông dụng của nó trong ngành chế tác đồng hồ và hội tụ đầy đủ tiêu chí về giá cả và chất lượng. Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5 % crôm. Trong thang đo độ cứng Mohs, thép không gỉ 316L đạt 5,5 - 6 điểm. 

- Đặc tính: độ bền cao, chống chịu ăn mòn cao, phản ứng từ kém…  đặc biệt dễ đánh bóng sáng đẹp như mới nếu bị xước.

- Hầu hết các thương hiệu đồng hồ hiện nay đều dùng thép không gỉ làm chất liệu của vỏ đồng hồ. Nó có thể được đánh bóng sáng đẹp hoặc được mạ vàng PVD tùy thuộc vào dụng ý thiết kế của các nhà chế tác đồng hồ.

- Vỏ đồng hồ làm bằng thép không gỉ luôn toát lên nét mới mẻ, sang trọng…và đặc biệt là nó có thể phối được với nhiều phong cách trang phục khác nhau.

 

2. Chất liệu bằng vàng - Sang trọng, chống ăn mòn cao

 

Đồng Hồ Longines Master Collection L2.628.8.77.3

Đồng Hồ Longines Master Collection L2.628.8.77.3

Sẵn hàng
Automatic
38.5mm
182.418.300₫
202.687.000₫
1 đánh giá

- Thường xuất hiện ở các thương hiệu cao cấp và dòng sản phẩm cổ điển hoặc phái nữ, vỏ đồng hồ bằng vàng luôn mang vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp; bởi giá thành của vàng thường cao hơn so với các chất liệu khác.

- Đặc biệt, vàng có khả năng chống ăn mòn rất cao, ít gây dị ứng da nên được sử dụng nhiều trong ngành chế tác đồng hồ. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là dễ bị trầy xước, do độ cứng chỉ đạt 2,5 -3 điểm, thấp nhất trong các chất liệu vỏ đồng hồ.

- Vàng sử dụng trong thiết kế đồng hồ thường là vàng hồng, vàng trắng…Tùy thuộc vào từng thiết kế khác nhau, mỗi mẫu đồng hồ sở hữu vỏ làm từ chất liệu vàng hồng, vàng trắng… sẽ đem lại nét đẹp khác nhau.


 

3. Titanium - Siêu nhẹ, bền bỉ

Đồng hồ Citizen Promaster Automatic Divers NY0070-83L

Đồng hồ Citizen Promaster Automatic Divers NY0070-83L

Sẵn hàng
Automatic
43.5mm
14.320.000₫
17.900.000₫
1 đánh giá


- Ưu điểm vượt trội của titanium là độ cứng cao gấp 5 lần thép không gỉ; nhẹ hơn thép không gỉ khoảng 40%; có thể tái chế 100%...  và rất êm dịu với da. Đây là một chất liệu đặc biệt được tạo ra qua quy trình xử lý kỹ lưỡng và khéo léo, song điểm yếu của nó là dễ bị trầy xước.

- Titanium được biết đến là chất liệu hoàn hảo mà thương hiệu Citizen tin dùng trong dòng sản phẩm Eco-drive , bởi chính hãng này đã phát triển công nghệ riêng để giải quyết vấn đề nhằm chống lại khả năng gây dị ứng của nickel và các kim loại khác khi pha lẫn.

 

4. Ceramic - “Bất tử” cùng thời gian

 

Đồng hồ Skagen 817SSXC chính hãng - Duy Anh Watch

Skagen 817SSXC được làm bằng chất liệu gốm

Đồng hồ Skagen 817SSXC

Đồng hồ Skagen 817SSXC

3.375.000₫
6.750.000₫

Giảm 50% toàn bộ thương hiệu Skagen từ 5.9 - 30.9

Giảm 30% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Casio, Calvin Klein

Giảm 25% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Claude Bernard, EdoxTitoni

Giảm 20% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ DW, Olym PianusFossil, Michael Kors

Giảm 15% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Hamilton, Mido, Certina, Seiko

Giảm 20% khi mua sản phẩm thứ 2 là Đồng Hồ Treo Tường, Để Bàn có giá niêm yết từ 2 triệu trở lên

- Ceramic hay còn gọi là gốm, sứ. Với việc sở hữu một chiếc đồng hồ có vỏ làm từ chất liệu gốm thì  bạn không phải lo nó hỏng hóc do gỉ sét hay bị xước xát. Bạn chỉ cần lưu ý giữ gìn không để nó va đập mạnh thì chiếc đồng hồ của bạn sẽ gần như “bất tử”. Bởi vậy, vỏ đồng hồ làm bằng gốm thường có giá khá đắt.

- Khi nhắc đến chất liệu gốm người ta có cảm giác rằng nó rất mỏng manh dễ vỡ nhưng thực chất nó là chất liệu kỹ thuật cứng nhất. Theo đánh giá độ cứng của gốm cao gấp 3 -4 lần thép không gỉ, song cực kỳ nhẹ. Vậy nên, việc làm xước vỏ đồng hồ gốm không hề đơn giản.

- Một tính năng khác quan trọng của gốm là khả năng chịu nhiệt cực tốt. Ngoài ra, gần như Titanium, gốm có tính trơ và không độc cũng như sẽ không gây dị ứng cho người đeo.

- Ngày nay, rất nhiều hãng sản xuất đồng hồ, bắt đầu từ Rado, rồi đến Chanel, Hublot hay Tissot đang sử dụng vật liệu này trong sản phẩm của mình. Ngoài ra, hãng đồng hồ Hublot đang phát triển một loại vật liệu kết hợp giữa gốm và vàng, với mục đích là “cứng như gốm” nhưng vẫn “đẹp và sang trọng như vàng”.


 

5. Bạch kim - “Nữ hoàng kim loại

 

Patek Philippe

Patek Philippe có vỏ bạch kim


- Bạch kim hay còn gọi là Platium là một nguyên tố kim loại quý hiếm trên thế giới từng được phong là “nữ hoàng của các kim loại”. Nó sở hữu màu trắng ánh kim tự nhiên, sáng bóng, khi dùng để chế tác trang sức hoặc vỏ đồng hồ thì không cần phải xi mạ thêm bất kỳ một lớp kim loại nào.

- Ưu điểm của bạch kim là không bị ô xy hóa, có tính chống ăn mòn cao, không bị tan trong axít và chịu được nhiệt độ ở khoảng gần 1.8000 độ C.

- Tuy nhiên, điểm yếu của nó là độ cứng trung bình chỉ đạt 4, 5 điểm và khá nặng. Vậy nên vỏ đồng hồ được làm bằng bạch kim thường sẽ không phải bạch kim nguyên khối mà là hợp kim của bạch kim với các kim loại khác để tăng độ cứng (950/1000 Bạch Kim + 50/1000 kim loại khác).

- Về giá cả, đồng hồ được làm từ chất liệu bạch kim được xếp vào hàng cao cấp, phân khúc giá xa xỉ.


 

6. Tantalum - Chống ăn mòn cao

 

Omega

Omega có vỏ bằng Tantalum


Tantalum là nguyên tố hiếm và có nhiều đặc điểm tương tự như Titanium. Thuộc tính của Tantalum có màu xám, cứng, nặng, dễ uốn, dễ gia công, chống ăn mòn bởi axít rất tốt. Ngoài vỏ thì một số bộ phận bên ngoài đồng hồ dùng Tantalum như niềng (bezel) thường thấy ở đồng hồ Omega Seamaster American's Cup (Vỏ dây bằng Titanium, niềng xoay bằng Tantalum).

 

7. Tungsten - Hàng “khủng” chống trầy xước

 

hublot

Hublot Aero Bang Tungsten


Tungsten hay gọi là Volfram, là  kim loại chuyển tiếp có màu xám thép đến trắng, rất cứng và nặng. Tungsten trở thành vật liệu làm vỏ đồng hồ vì khả năng kháng hóa chất và ăn mòn rất cao, đồng thời khả năng chống trầy và chịu lực cũng thuộc hàng “khủng” so với nhiều kim loại, hợp kim khác. Độ cứng trên thang đo độ cứng Mohs đạt 7,5 cao hơn thép không gỉ.

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về CÓ BAO NHIÊU CHẤT LIỆU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CHẾ TẠO VỎ ĐỒNG HỒ?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
1.40967 sec| 1071.156 kb