THỜI GIAN PHÁT SÁNG CỦA DẠ QUANG TRÊN ĐỒNG HỒ LÀ BAO LÂU?
Nội dung bài viết
- 1. Thời gian phát sáng của dạ quang trên đồng hồ phụ thuộc vào nguồn ánh sáng
- 2. Thời gian phát sáng của dạ quang trên đồng hồ phụ thuộc vào vật liệu sử dụng
1. Thời gian phát sáng của dạ quang trên đồng hồ phụ thuộc vào nguồn ánh sáng
Trước đây, đồng hồ đeo tay được trang bị đèn nền để nhìn ban đêm nhưng ngày nay các thương hiệu chủ yếu sử dụng dạ quang để làm nhiệm vụ này. Cùng với đó, công nghệ dạ quang cũng phát triển và trở nên phổ biến hơn, các thương hiệu cũng cạnh nhau về màu sắc cũng như thời gian phát sáng của dạ quang để phục vụ tốt nhất cho người dùng. Dạ quang đồng hồ được sạc bằng ánh sáng, sau đó đồng hồ phát sáng trong đêm và giảm sáng dần theo thời gian cho đến khi được sạc tiếp một lần nữa. Dạ quang đồng hồ được làm từ một số loại chất khác nhau nhưng hiệu ứng phát sáng của chúng đều sinh ra khi bị kích thích bởi tia cực tím hoặc ánh sáng tím. Cho nên thời gian sạc cũng phụ thuộc vào chất lượng của nguồn và ánh sáng mặt trời là tốt nhất cho bất kì vật liệu nào. Vào thế kỉ 18, cơn sóng của dạ minh châu, nguyệt quang thạch,… các loại ngọc tự phát sáng đã đã thôi thúc cho những nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm và tìm hiểu các vật liệu phát sáng, và khi đó lưu huỳnh đã xuất hiện. Đến thế kỉ 19, các chất phóng xạ bao gồm Radium và Tritium được thợ đồng hồ sử dụng để làm dạ quang đồng hồ. Tuy nhiên do chúng đều là vật liệu phóng xạ, và sau khoảng thời gian đó chúng không sáng nữa nên chúng đã bị thay thế bằng các vật liệu mới như Super-Luminova và LumiBrite.
Tissot T-touch Expert T013.420.44.202.00 (T0134204420200)
2. Thời gian phát sáng của dạ quang trên đồng hồ phụ thuộc vào vật liệu sử dụng
Radium được phát hiện bởi Marie Curie lần đầu tiên vào năm 1898. Chất liệu này là hỗn hợp keo giữa phốt pho và radium. Tuổi thọ của nó có thể lên tới 50 năm mà không cần sạc. Nhưng do là một chất phóng xạ nên hiện nay chúng không được sử dụng nữa. Một loại lume khác biệt khác phải kể đến là Tritium. Nó trải qua công nghệ đặc biệt để tạo thành các ống đựng tự phát sáng và tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Tuổi thọ trung bình của Tritium rơi vào khoảng 25 năm và cũng không cần sạc. Hiện nay, hai nhà máy sản xuất kim dạ quang Tritium nổi tiếng được thế giới biết đến là Mb-microtec ag và SRB Technologies Inc.
Loại lume thông dụng nhất hiện nay là SuperLuminova. Đây là phát minh của công ty Nemoto (Nhật Bản) vào năm 1993. Nó được dùng trong rất nhiều các thương hiệu đồng hồ cao cấp hiện nay do không chỉ giữ sáng lâu, không bị lão hóa mà còn thân thiện với môi trường, sức khỏe của con người. SuperLuminova được sản xuất với 5 màu theo tiêu chuẩn ISO 3157, ISO / DIS 17.514, bao gồm:
- Lume C1 cho ánh sáng trắng
- Lume C3 cho ánh sáng vàng
- Lume C5 cho ánh sáng xanh lá vàng
- Lume C7 cho ánh sáng xanh lá
- Lume C9 cho ánh sáng xanh.
Trong số đó, lume C3 thường được dùng trong đồng hồ lặn, đồng hồ phi công, đồng hồ thể thao do có thời gian sáng lâu nhất. Tương tự đó, LumiBrite cũng là một chất liệu dạ quang tương tự nhưng được phát minh và ứng dụng rộng rãi của các mẫu đồng hồ Seiko. Với chất liệu này chỉ cần sạc 10 phút dưới ánh sáng mạnh thì thời gian phát sáng sẽ trong khoảng từ 3 – 5 giờ. Giống như SuperLuminova, LimiBrite cũng có thời gian sử dụng lại gần như vô tận.
Ngoài ra, còn một số các công nghệ dạ quang khác như Luminox Light hay Citizen Natulite. Luminox Light được phát minh cho các khối quân sự Mỹ từ năm 1980, tuổi thọ có thể lên đến 25 năm và không phóng xạ, đồng thời nó còn có thể sáng rực rỡ trong 1 năm liền mà không cần sạc. Citizen Natulite là lume đồng hồ do thương hiệu đồng hồ Citizen phát minh năm 1986 và vẫn được sử dụng cho đến nay. Nó khá nổi tiếng và được thừa nhận về mức độ sáng lâu dài và khá bền vững.
Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ Tritium dạ quang trên đồng hồ
Do đa phần các dạ quang đồng hồ đều giảm sáng dần sau một thời gian sử dụng, đây được gọi là bệnh yếu dạ quang đồng hồ. Để khắc phục được điều này, bạn chỉ cho phần dạ quang hấp thụ ánh sáng đủ lâu và mạnh thì nó sẽ lại phát sáng rực rỡ. Giải pháp đầu tiên là sạc trực tiếp bằng ánh sáng mặt trời, nhờ vào tia UV phù hợp để sạc dạ quang, bạn chỉ cần đeo đồng hồ lái xe hay đi dạo tầm 10 – 30 phút là dạ quang đã được đong đầy rồi. Ngoài ra, người đeo có thể sạc siêu nhanh bằng đèn LED thông thường ở trên điện thoại, sau khi chiếu thẳng đèn LED vào phần sơn dạ quang đồng hồ chừng 15 phút là nó sẽ sáng lên mạnh trở lại. Và cuối cùng là sử dụng đèn huỳnh quang, compact. Bạn nên đặt đồng hồ cách bóng đèn tầm 20 – 50cm và trong khoảng 15 – 30 phút.
- “L Swiss Made L”: đồng hồ Thụy Sỹ sử dụng dạ quang loại SuperLumiNova
- “T Swiss Made T”: đồng hồ Thụy Sỹ sử dụng dạ quang loại Tritium
- “GTLS”: viết tắt của Gaseous Tritium Light Source, dùng để chỉ các ống dạ quang Tritium công nghệ cao. Trong đó T25 và T100 là kí hiệu để chỉ lượng phóng xạ bên trong từng loại lume (T25 tương đương 25mCi, T100 tương đương mức trên 25mCi và lên đến 100mCi).