CÁC TẬP ĐOÀN ĐỒNG HỒ LỚN TRÊN THẾ GIỚI RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

CÁC TẬP ĐOÀN ĐỒNG HỒ LỚN TRÊN THẾ GIỚI RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

05/06/2018 - Tác giả: DuyanhWatch
Giống như “tảng băng chìm”, những câu chuyện xoay quanh sự ra đời, các cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường để quyết định sự sống còn của một thương hiệu, một tập đoàn đồng hồ còn khá nhiều bí ẩn và ít người quan tâm tìm hiểu. Đó cũng là một điều dễ hiểu, bởi sự hào nhoáng, đẳng cấp, sang trọng và giá trị của “tảng băng nổi” là những mẫu đồng hồ được tung ra thị trường làm thỏa mãn giới mộ điệu cũng đã là một sự lý thú không có hồi kết. Và dường như đã là một thói quen, người ta chỉ nhắc đến tên thương hiệu, nhắc đến tác phẩm đồng hồ mà quên mất phải ca ngợi sự thành công của Tập đoàn sản xuất ra nó. 

Trong 30 năm qua, các tập đoàn lớn như Swatch, Richemont, Kering và LVMH tìm ra cách tiếp cận thị trường toàn cầu một cách mạnh mẽ và với doanh số khổng lồ đã giúp họ dễ dàng đạt được thành công bằng cách đưa về mái nhà của mình những thương hiệu đồng hồ danh tiếng hàng đầu. Giờ đây khi mua đồng hồ Breguet, Blancpain hay Glashutt Original… hay bất cứ thương hiệu nào khác thì cũng vẫn là cách thức marketing và một số kiểu bán hàng của Swatch Group.

 

1. Tập đoàn Swatch Group - Đầu tàu đưa nền đồng hồ Thụy Sỹ vượt qua khủng hoảng

 

swatch group

 


Đây là tập đoàn đáng được nhắc đến đầu tiên bởi khả năng dễ dàng nhận diện thương hiệu trên thị trường đồng hồ thế giới cũng như dấu ấn trong lòng giới mộ điệu. Năm 1983 những chiếc đồng hồ Swatch đầu tiên được giới thiệu. Chúng nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Swatch đã thay đổi hoàn toàn ASUAG -SSIH (Swatch Group là tiền thân của 2 công ty tài chính SSIH và ASUAG) và cái tên Swatch Group như để vinh danh sự cải cách và sáng tạo đặc biệt.

 

đồng hồ đeo tay


Ngày nay, nhờ những nỗ lực của Nicolas Hayek và con trai ông Nick người kế thừa sau khi ông qua đời, Swatch trở thành tập đoàn duy nhất trên thế giới sản xuất các sản phẩm trải dài ở mọi phân khúc thị trường, từ những dòng cao cấp cho tới cả dòng đồng hồ dành cho trẻ em. Danh sách các thương hiệu đồng hồ thuộc sở hữu của tập đoàn bao gồm những thương thiệu cao cấp của Thụy Sỹ và bán chạy nhất như: Omega, Longines, Tissot, Blancpain, Breguet, Harry Winston, Hamilton, Mido … Ngoài ra, tập đoàn Swatch còn sở hữu nhà máy đồng hồ sản xuất máy  ETA.


-       Phân khúc đồng hồ danh tiếng và cao cấp: Brequet, Harry Winston, Blancapain, Jaquet Droz, Omega..

-       Phân khúc đồng hồ Trung cấp: Longines, Rado, Union, Glashutte.

-       Phân khúc đồng hồ phổ thông: Mido, Tissot, Balmain, Cetina, Hamilton, Calvin Klein (đồng hồ và trang sức)

-       Phân khúc cơ bản: Swatch, Flik Flak.

 

đồng hồ tissot



Doanh thu thuần năm 2014: 8,7 tỷ CHF. Lợi nhuận ròng năm 2014: 1,5 tỷ CHF


Trên thị trường, sản phẩm đồng hồ thuộc Tập đoàn Swatch chiếm 25% thị phần toàn thế giới. Năm 2001, tập đoàn xuất xưởng 114 triệu chiếc đồng hồ, doanh thu đạt 3,3 tỷ USD với nhiều nhà máy ở Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Ngoài mặt hàng truyền thống được cả thế giới biết đến là đồng hồ, Swatch Group còn lấn sân sang các lĩnh vực khác như: vi điện tử, máy tính và thiết bị y tế.

 

2. Tập đoàn Ricemont - sở hữu hàng loạt thương hiệu đồng hồ xa xỉ

 

 


Richemont được thành lập bởi doanh nhân Johnan Rupert vào năm 1988 và một phần tài sản quốc tế của Rembrandt Group Limited of South Africa. Ban đầu nó được thành lập bởi cha của Johann Rupert - Tiến Sỹ Anton Rupert. Vào năm những 1940, Rembrandt Group chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thuốc lá, các dịch vụ tài chính, ngành rượu và khai khoáng.


Không hề phóng đại khi nói rằng Richemont là tập đoàn hàng đầu thế giới, sở hữu hàng loạt những thương hiệu về lĩnh vực đồ xa xỉ. Richemont có những thế mạnh đặc biệt về đồ trang sức, đồng hồ sang trọng và bút viết. Tập đoàn đến từ Nam Phi sở hữu rất nhiều những thương hiệu cao cấp như đồng hồ A. Lange & Sohne bậc thầy sản xuất đồng hồ cơ khí phức tạp; Vacheron Constantin thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ lâu đời nhất; Panerai đồng hồ thể hiện tinh thần lòng quả cảm của người Ý và một loạt những thương hiệu có thâm niên rất lâu đời trong ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ như Baume & Mercier, IWC…

 

đồng hồ đeo tay

 


Một trong những thị trường quan trọng nhất của Richemont là Trung Quốc, nơi mà người tiêu dùng không chỉ tiêu thụ một lượng lớn thuốc lá, mà còn tiêu thụ sở hữu số lượng hàng hóa xa xỉ khổng lồ. Mức độ chi tiêu của Trung Quốc về đồng hồ Thụy Sỹ trên tổng sản phẩm quốc nội bình dân gấp khoảng 6  lần so với Mỹ và gấp đôi  so với Pháp. Dễ hiểu đây trở thành mảnh đất béo bở với các thương hiệu đồng hồ cao cấp. Không có gì ngạc nhiên khi Richemont đã ngay lập tức xây “con đường đầy sang trọng” đến thẳng cánh cửa của Trung Quốc bằng cách đưa một loạt thương hiệu cao cấp đến mảnh đất màu mỡ này.


-       Phân khúc cao cấp: Vacheron Constantin, Jaeger - LeCoultre, Lange & Sohne, IWC, Piaget, Van Cleef & Arpels, Montblanc, Roger Dubuis, Cartier…

-       Doanh thu: 10,023 tỉ USD. Lợi nhuận: 2,427 tỉ USD

Tỷ trọng doanh thu của tập đoàn:

- Đồ trang sức chiếm 54%.

- Đồng hồ truyền thống 30%.

 

3. Tập đoàn Louis Vuitton Moet Hennessy của Pháp

 

Louis Vuitton  Moet Hennessy

 


Louis Vuitton Moet Hennessy (viết tắt LVMH) là tập đoàn xa xỉ tới từ nước Pháp với những sản phẩm trải dài tất cả các sản phẩm được coi là sang trọng, đồng thời tập đoàn cũng sở hữu một trong số những thương hiệu xa xỉ lớn nhất trên thế giới: Louis Vuis Vuitton.

Phân khúc cao cấp gốm những cái tên lớn như Tag Heuer, Zenith, Hublot, Chaumet, Bulgari, De Beers, FRED, Dior, Louis Vuitton… Doanh thu tập đoàn đạt 35, 664 tỉ đô la, lợi nhuận là 6,604 tỉ đô, trong đó đồng hồ chiếm 9,3 % tỉ trọng doanh thu của tập đoàn…

 

đồng hồ đeo tay

 


So với bộ sưu tập đầy ấn tượng và con số doanh thu cao ngất ngưỡng của hai tập đoàn khổng lồ Swatch Group và Richmont thì danh mục đầu tư vào ngành công nghiệp đồng hồ của LVMH còn tương đối nhỏ. Song nó lại được đánh giá là một trong số những thương hiệu “’đại gia” lớn trong ngành chế tác đồng hồ Thụy Sỹ và với tiềm lực của mình thì hãng cũng khiến cho Swatch hay Richemont hết sức e ngại.

 

4. Tập đoàn Kering  

 

Tập đoàn Kering

 


Với tư cách xuất phát từ một doanh nghiệp chuyên về vật liệu xây dựng, năm 1963 Kering bắt đầu lấn sân vào nền sản xuất đồng hồ. Song để trở nên nổi tiếng và được biết đến với thị trường xa xỉ thì phải cho đến khi Kering mua lại Gucci vào năm 1999. Kể từ thời điểm đó, một số cái tên nổi nhất trong ngành thời trang, thời trang cao cấp và đồng hồ đã về với mái nhà của Kering Effect.


-       Phân khúc cao cấp nhất: Girard - Perregeux, Ulysse Nardin.

-       Phân khúc cao cấp: JeanRichard.

 

 

đồng hồ đeo tay


Doanh tthu: 11,584 tỉ USD. Lợi nhuận: 1,646 tỉ USD.


Có thể coi tập đoàn Kering đến từ nước Pháp này còn khá non trẻ trong lĩnh vực đồng hồ. Danh mục đầu tư đồng hồ của Kering hiện còn rất khiêm tốn, nhưng nó đều là những thương hiệu đã gây dựng được tên tuổi lớn. Trong đó có thương hiệu lâu đời Girard - Perregaux và người chị em của nó JeanRichard. Kering áp dụng nguyên tắc, phương châm kinh doanh khuyến khích sự sáng tạo của các thương hiệu trong tập đoàn bằng cách trao quyền tự lãnh đạo và đổi mới cho họ nhằm phát triển toàn diện. Với nguồn lực của một tập đoàn lớn đứng sau mỗi thương hiệu khiến họ sở hữu 2 yếu tố lớn nhất cho sự phát triển: tiềm lực tài chính và tự do sáng tạo.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về CÁC TẬP ĐOÀN ĐỒNG HỒ LỚN TRÊN THẾ GIỚI RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
1.34934 sec| 1008.625 kb