SEIKO FUGAKU TOURBILLON: CHIẾC ĐỒNG HỒ TOURBILLON ĐẦU TIÊN CỦA SEIKO
Trước đó, vào năm 2000, Seiko đã đệ trình bằng sáng chế tourbillon, song cho đến đến khi trước baselworld 2016, cả seiko lẫn các công ty con của họ vẫn chưa được tiến hành sản xuất đồng hồ đeo tay gắn tourbillon. Điều này khiến nhiều người tỏ ra khó hiểu, bởi đồng hồ tourbillon rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia, nhưng vì nhiều lí do, nó không thu hút được sự chú ý của các nhà sưu tập Nhật Bản.
Số lượng đồng hồ fugaku tourbillon được làm ra rất ít, chỉ có 8 chiếc được ra mắt tại Baselworld dưới bàn tay tài ba của 3 người thợ thủ công giàu kinh nghiệm nhất của Seiko, được chính phủ Nhật Bản công nhận là thợ thủ công đương đại. Vẻ ngoài của mẫu đồng hồ toát lên vẻ trang nhã khi được kết hợp các màu sắc giữa chất liệu bạch kim, vàng 18k và vàng trắng 18k. Platinum là chất liệu kim loại mà Seiko và Credor dành để tạo nên kiệt tác của họ.
Bộ máy tourbillon mới là caliber 6830 được chế tạo và lắp ráp bởi nghệ nhân đồng hồ Satoshi Hiraga đến từ bộ phận Grand Seiko. Các công đoạn điêu khắc được thực hiện bởi Kiyoshi terui, một thợ chạm khắc bậc thầy với kỹ thuật thủ công hoàn toàn và sử dụng những công cụ do chính ông sáng tạo ra. Bản thiết kế tổng thể, bao gồm cả việc tích hợp tourbillon được giao cho Nobuhiro Kosugi. Còn đối với việc hoàn thiện mặt số sơn mài, Seiko đã tuyển chọn chuyên gia Urushi Isshu Tamura. Có thể nói sự kết hợp của đội ngũ này đã tạo nên đỉnh cao trong thiết kế cho vẻ đẹp của đất nước măt trời mọc, các chi tiết được làm vô cùng tinh tế, với tay nghề bâc thầy.
Ý nghĩa của những hình trên măt số và lưng đươc lấy cảm hứng từ loạt phim nổi tiếng Katsushika Hokusai "Ba mươi sáu cảnh sắc của núi Phú Sĩ " (1760-1849). Bộ tranh này miêu tả núi Phú Sĩ từ các địa điểm khác nhau, với các mùa khác nhau, trong nhiều điều kiện thời tiết cũng khác nhau. Cảnh được miêu tả trên bản in Hokusai, được tái tạo lại với sư tinh tế trên mặt đồng hồ bằng cách khắc thủ công. Kiyoshi Terui đã vận dụng mọi kỹ năng, kinh nghiệm của mình để miêu tả cảnh sắc theo phong cách 3D sống động trên mặt số. Những làn sóng trập trùng chiếm phần lớn mặt số, tạo sự ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên với người đối diện. Các lá vàng 18k được sử dụng tạo điểm nhấn với độ dày1,6mm và mỏng hơn là 0.5mm.
Mặt số đồng hồ thể hiện những màu sắc vô cùng độc đáo được tao ra bởi sự kết hơp của điêu khắc và kĩ thuât sơn mài. Cảnh phía sau mặt số gợi lên bầu trời vào lúc bình minh, với một màu xanh lá cây nhạt đến tím tái tạo bằng phương pháp sơn mài. Và để tạo ra các dải màu này thì buộc người thợ phải sử dụng các kỹ thuật tiên tiến. Đặc biệt, để đạt sự tinh tế mà chúng ta đang thấy thì độ dày của lớp sơn mài chỉ là 0,1mm. Biểu tượng Credor trên mặt đồng hồ cũng được làm bằng tay của nghệ nhân Tamura bởi lớp sơn mài màu vàng. Các lớp sóng, chim và mây trên mặt số được tạo ra bằng cách khảm xà cừ theo kiểu truyền thống Nhật Bản được gọi là Seigaiha. Và như một biểu trưng cho sự phong phú của cảnh sắc thiên nhiên nước Nhật, các kim trên mặt số được nung xanh, đánh bóng tỉ mỉ.
Vỏ ngoài đồng hồ cũng được thiết kế điêu khắc làn sóng tương tự, kết hợp vẽ sơn mài hoàn thiện đã tạo ra một phong cách rất hiện đại. Tên gọi của chiếc đồng hồ là Fugaku là một từ tiếng Nhật ám chỉ ngọn núi Phú Sĩ. Đặc biệt, điều ấn tượng hơn nữa là việc sử dụng sapphire màu xanh với 48 miếng nặng khoảng 3,22 carat được gắn vào khung bezel, núm, vỏ đồng hồ. Nếu nhìn lướt qua, nó đem lại cho bạn sự nổi bật, song đối với nhiều người lại đánh giá ngược lại vì nó che lấp đi vẻ tráng lệ của cỗ máy tourbillon. Và với vẻ bề ngoài của chiếc đồng hồ này khiến nhiều người nghĩ đó là một sản phẩm của hãng đồng hồ Jacob & Co (một hãng đồng hồ cao cấp có đặc trưng trang trí bằng kim cương, đá quý trên thân và vỏ đồng hồ).
THÔNG SỐ KĨ THUẬT :
- Máy Caliber 6830
- Cơ chế hoạt động : tự động
- Tần số dao động: 21.600vph
- Độ chính xác : trung bình hàng ngày -10 đến +15 giây
- Năng lượng dự trữ cót : khoảng 37 giờ
- Chân kính : 22
- Độ chống nước : 30m
- Đường kính : 43,1 mm