TẠI SAO ĐỒNG HỒ NHẬT BẢN LẠI CẠNH TRANH ĐƯỢC VỚI ĐỒNG HỒ THỤY SỸ?
Nội dung bài viết
- 1. Đồng hồ Nhật Bản có nguồn gốc du nhập từ Thụy Sỹ
- 2. Những phát minh vĩ đại tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực đồng hồ
- 3. Quy trình sản xuất In-house nghiêm ngặt
- 4. Giá cả phải chăng - mẫu mã đa dạng
1. Đồng hồ Nhật Bản có nguồn gốc du nhập từ Thụy Sỹ
Có lẽ rất nhiều người đam mê, yêu thích đồng hồ Nhật Bản không biết đến nguồn gốc ra đời đồng hồ Nhật Bản lại có liên quan đến đồng hồ Thụy Sỹ. Trong quá trình phát triển và lớn mạnh như ngày nay thì đồng hồ Nhật Bản đã độc lập, không còn dấu tích gì để chứng minh cho nguồn gốc trên. Song quay ngược về buổi sơ khai để tái hiện lại sự ra đời của các thương hiệu đồng hồ Nhật như Seiko, Citizen thì chúng ta có thể thấy rõ các hãng này đã tiếp thu được những tinh hoa, sự tiến bộ trong kỹ thuật chế tác đồng hồ Thụy Sỹ. Tuy nhiên, điều đáng khâm phục hơn cả là từ bước đệm ấy các hãng đồng hồ Nhật đã tìm tòi, sáng tạo, tự lực cánh sinh để bước ra khỏi cái bóng của đồng hồ Thụy Sỹ vươn lên khẳng định vị thế đậm chất “Made in Japan” từ thiết kế bên ngoài cho đến chất lượng bên trong.
Trước thời kỳ Minh Trị, Nhật Bản thực hiện chính sách “hải cấm” theo đó không người nước ngoài nào được vào Nhật Bản hay người Nhật Bản rời khỏi đất nước, người vi phạm phải chịu án tử hình. Lực lượng Phương Tây duy nhất được phép ra vào Nhật bản là những thương nhân người Hà Lan. Họ được tự do buôn bán và có thể xây dựng nhà máy tại đây. Vào năm 1860, doanh nhân người Hà Lan có tên Edouard Schnell đã giới thiệu chiếc đồng hồ đầu tiên tới thị trường Nhật Bản kích thích được sự tò mò của người dân nơi đây, khiến ông nảy ra ý tưởng tạo ra một thị trường đồng hồ thịnh vượng tại đây. Cuối cùng, ông mở một văn phòng tại Yokohama để bán đồng hồ Thuỵ Sỹ. Tuy nhiên, sự khởi đầu này đã gặp khó khăn do hệ thống chính quyền còn lạc hậu, người dân chưa có khả năng mua được đồng hồ. 3 năm sau đó, ông đành đóng cửa văn phòng, song vẫn tin chắc rằng trong tương lai không xa đồng hồ sẽ phát triển mạnh tại Nhật Bản.
Đồng Hồ Orient Golden Eye II TAG03001D0 (FAG03001D0)
Đúng như dự đoán, vào năm 1873, chính phủ Nhật Bản quyết định đổi từ Âm lịch sang Dương lịch làm loại lịch quốc gia, kèm theo đó là một loạt chính sách mở cửa đón phương Tây vào tự do buôn bán. Đây là thời cơ vô cùng thuận lợi tạo bước đệm đầu tiên cho nền sản xuất đồng hồ được đặt nền móng tại Nhật Bản. Cũng vào thời điểm này, đồng hồ Thụy Sỹ ngày càng phổ biến, phủ sóng gần như toàn bộ thị trường Nhật Bản đưa doanh số nhập khẩu lên tới 145.000 chiếc trong vòng 10 năm. Đánh giá đây là một thị trường có khả năng phát triển, các thương gia Thuỵ Sỹ đã đổi hướng sang tự sản xuất đồng hồ tại Nhật thay vì nhập khẩu từ Thuỵ Sỹ nhằm giảm đáng kể chi phí sản xuất. Hơn nữa, chi phí thuê lao động tại Nhật Bản thời điểm này rất rẻ, chính vì vậy các doanh nhân đã thuê người Nhật trở thành nhân công chính trong nhà máy sản xuất đồng hồ. Từ đây, người Nhật có cơ hội được tiếp cận kỹ thuật, công nghệ chế tác đồng hồ theo một quy trình hoàn thiện mà không phải trải qua các quá trình mày mò từ đầu, thậm chí họ còn được cung cấp sẵn thiết bị, công cụ dùng để sản xuất.
Cụ thể hơn về sự ảnh hưởng của Thụy Sỹ trong đồng hồ Nhật, chúng ta có thể lấy hãng Seiko làm dẫn chứng. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, thương hiệu đồng hồ Seiko nhận được sự trợ giúp của các kỹ sư đồng hồ được đào tạo bài bản ở Le Locle, Thuỵ Sỹ và phải sử dụng máy móc móc nhập khẩu từ Thuỵ Sỹ. Hay như Citizen cũng được chứng minh có nguồn gốc từ Thụy Sỹ. Theo đó, vào năm 1918 tiền thân của hãng đồng hồ Citizen là một cửa hàng nhỏ được thành lập bởi thợ kim hoàn Kamekichi Yamasaki, song nó đã bị phá sản sau 2 năm. 10 năm sau đó, Rodolphe Schmid – một công dân Thụy Sĩ đồng thời là chủ doanh nghiệp sản xuất đồng hồ Rodolphe Schmid mua lại cổ phần của công ty Shokosha để tái thành lập thành Citizen Watch Co., Ltd. Thông qua Rodolphe Schmid, công ty Citizen đã được trang bị máy móc công cụ nhập khẩu từ Thụy Sĩ cùng một một kỹ sư đồng hồ tại Geneva.
2. Những phát minh vĩ đại tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực đồng hồ
Tuy ra đời dưới sự ảnh hưởng của đồng hồ Thụy Sỹ nhưng các hãng đồng hồ Nhật đã vượt qua được cái bóng ấy để khẳng định vị thế độc lập trên thị trường. Nhìn ngắm lại quá trình các hãng đồng hồ Nhật đã trải qua, chúng ta có thể thấy đó là cả một hành trình đầy gian nan bằng tinh thần Samurai bất diệt kết hợp với sự học hỏi không ngừng để sáng tạo nên những cái riêng, cái độc quyền mà chỉ đồng hồ Nhật Bản mới có thể làm được.
Những năm 80 của thế kỷ trước, Seiko - “Ông hoàng” đồng hồ của xứ sở mặt trời mọc đã từng khiến nền sản xuất đồng hồ thế giới, đặc biệt là đồng hồ Thụy Sỹ rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nhiều nhà sản xuất đồng hồ phải đứng bên vực phá sản với phát minh đồng hồ Quartz. Chỉ trong vòng 1 năm xuất hiện trên thị trường, những chiếc đồng hồ Quartz khiến doanh thu đồng hồ Thụy Sỹ giảm tới 25 % và cũng chính từ phát minh này đã đưa tên tuổi đồng hồ Seiko trở thành đối thủ đáng gờm đối với hầu hết thương hiệu đồng hồ khác.
Chưa dừng lại ở đó, Seiko còn tự trang bị cho mình bộ máy chuyển động “độc quyền” mang tên Kinetic sử dụng công nghệ đỉnh cao đó là sự kết hợp giữa đồng hồ cơ và đồng hồ Quartz, biến chuyển động của cánh tay thành điện năng để đồng hồ hoạt động.
Ngoài ra, còn một sản phẩm mang tính độc quyền được Seiko phát minh ra, đó là vật liệu kính siêu cứng Hardlex pha trộn các đặc tính của Sapphire và kính cứng đem đến khả năng chống trầy cao và khó bị rạn nứt.
Không kém cạnh gì so với đàn anh Seiko, thương hiệu Citizen bước vào thị trường đồng hồ khá vững chắc với chất lượng sản phẩm ổn định, mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng. Trước bất cứ thương hiệu nào, Citizen đã nhận ra tiềm năng của năng lượng sạch từ ánh sáng và vẫn giữ nguyên tinh thần tiên phong, quyết tâm vươn lên tạo nên sự bức phá trong thế giới đồng hồ. Hãng đã tạo ra chiếc đồng hồ Citizen Eco - Drive có thể hấp thụ năng lượng của bất kỳ nguồn ánh sáng nào kể cả đèn huỳnh quang, đèn pin và nến… Nó được ví như một bảo vật trường cửu, có khả năng chỉ báo thời gian vĩnh viễn và vô cùng thân thiện với con người, môi trường. Không chỉ ở Nhật Bản, châu Á mà Citizen đã vươn mình tới năm châu, chinh phục cả những thị trường khó tính như châu Âu, châu Mĩ. Năm 2001, Citizen đã sản xuất 308 triệu đồng hồ và máy đồng hồ – chiếm 25% sản lượng trên thế giới.
3. Quy trình sản xuất In-house nghiêm ngặt
Đối với người yêu thích đồng hồ, không còn xa lạ với những mẫu đồng hồ được đưa vào thị trường Việt Nam gắn mác thương hiệu Seiko, Citizen, Orient và cả Casio. Điều khiến họ ấn tượng, tin tưởng chính là ở chất lượng “Made in Japan” đã được kiểm chứng qua rất nhiều người chơi đồng hồ và niềm tin ấy vẫn được duy trì cho đến tận bây giờ. Trong sản xuất đồng hồ Nhật Bản, toàn bộ quy trình chế tác cỗ máy thời gian tất cả các khâu đều phải được giám sát, thực hiện chặt chẽ, chuẩn chỉnh từ lựa chọn vật liệu kỹ lưỡng, chế tạo kính cứng, cỗ máy in-house hoàn toàn thủ công cho tới quy trình tuyển chọn, đào tạo nghệ nhân chế tác tài ba. Chính điều này đã đe đến một chất lượng vượt trội, bền bỉ xuất sắc, chính xác gần như tuyệt đối.
Thương hiệu đầu tiên đáng được nhắc đến ở đất nước mặt trời mọc chính là “ông hoàng” Seiko. Không hổ danh là thương hiệu đồng hồ ra đời đầu tiên tại Nhật Bản, Seiko đã chứng minh bằng những mẫu đồng hồ chất lượng, đẳng cấp với quy trình sản xuất in - house vô cùng nghiêm ngặt. Từ những thứ nhỏ nhất như dây tóc, con chíp, kim, núm chỉnh cho đến các bộ phận lớn như vỏ, kính, dây đeo, tất cả đều được nghiên cứu chế tạo bởi các đơn vị chuyên môn trong nhà sản xuất đồng hồ Seiko Nhật Bản. Và chính điều này đã tạo nên chất lượng bền vững mang tên Seiko.
Để chứng tỏ sức mạnh thương hiệu mình chẳng hề thua kém đối thủ nào, Orient đã tự sản xuất những chiếc đồng hồ độc quyền từ khâu thiết kế, nghiên cứu đến lắp ráp các chi tiết bộ máy… Hãng tập trung vào sản xuất bộ máy In house với ưu điểm là tính đồng bộ cao, hiệu suất hoạt động tốt, máy chạy ổn định và bền. Nhờ bộ máy thép có chất lượng cao, đưa nó trở thành một trong ba ông trùm có sức ảnh hưởng khủng đến thị trường đồng hồ cùng với hai đàn anh Seiko và Citizen.
4. Giá cả phải chăng - mẫu mã đa dạng
So với đồng hồ Thụy Sỹ, giá cả đồng hồ Nhật Bản thuộc tầm trung, phù hợp với túi tiền người chơi đồng hồ, đặc biệt là ở thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, độ phổ biến của đồng hồ Nhật rộng không thua kém gì đồng hồ Thụy Sỹ. Không chỉ vậy, vào những năm 80 sự du nhập của những chiếc đồng hồ Nhật Bản giá thấp còn khiến đồng hồ Thụy Sỹ tụt giảm doanh số trầm trọng, buộc nhiều tập đoàn phải đưa ra phương án giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh được với đồng hồ Nhật.
Nếu điểm qua các dòng sản phẩm, các bộ sưu tập đến từ các thương hiệu Nhật như Seiko, Citizen, Orient… chúng ta có thể thấy dù là ở máy cơ hay máy pin thì giá thành của nó cũng rẻ hơn so với đồng hồ Thụy Sỹ, trong khi đó mẫu mã, chức năng & chất lượng không thua kém là mấy. Chỉ với mức giá từ 3 triệu trở lên bạn có thể sở hữu được những mẫu đồng hồ Nhật Bản chất lượng, còn Thụy Sỹ thì mức giá tối thiểu lên tới gần 10 triệu đồng.
Về thiết kế mẫu mã, có thể thấy từng thương hiệu đồng hồ Nhật lại có những thế mạnh riêng đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng. Ví như Seiko đặc trưng bởi sự khỏe khoắn, góc cạnh, toát lên nét mạnh mẽ. Điển hình ở các dòng sản phẩm nổi bật như Seiko 5 quân đội, đồng hồ lặn Prospex cá tính… và kể cả những dòng đồng hồ cao cấp cho thương gia như Seiko Presage, Premier hay Grand Seiko- một minh chứng đồng hồ có chất lượng và độ hoàn thiện cực cao. Citizen lại đi theo phong cách thiết kế sang trọng, thanh lịch mang hơi thở Châu Âu với dòng sản phẩm chủ đạo Eco-driver. Còn thương hiệu Orient đa phần hướng đến những thiết kế trẻ trung, mẫu mã đa dạng được trang bị các bộ máy automatic mà giá thành lại hết sức hợp lý.