VÌ SAO NHẬT BẢN DÙNG LỊCH DƯƠNG, BỎ LỊCH ÂM?

VÌ SAO NHẬT BẢN DÙNG LỊCH DƯƠNG, BỎ LỊCH ÂM?

04/06/2018 - Tác giả: DuyanhWatch
Đã có thời gian ở Việt Nam, dư luận rộ lên cuộc tranh luận về việc chuyển từ ăn tết cổ truyền (âm lịch) sang tết dương lịch… Rất nhiều ý kiến đã được đưa ra, song tựu trung theo hai hướng là phản đối và ủng hộ. Trong đó luồng dư luận ủng hộ đã lấy Nhật Bản làm minh chứng hùng hồn nhất, chứng minh cho sự phát triển vượt bậc khi nước này thay đổi bắt kịp nền văn hóa thế giới. Không chỉ đưa nền kinh tế vươn lên đứng ở top đầu thế giới,  mà nền văn hóa, lối sống, con người nơi đây cũng trở thành điều mà thế giới lấy chuẩn mực hướng đến. Trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ, việc thay đổi một nét văn hóa đặc trưng là tết âm lịch sang dương lịch đã góp phần không nhỏ thúc đẩy đồng hồ Nhật Bản phát triển vươn tầm đứng cạnh tranh trực tiếp với đồng hồ Thụy Sỹ. Tại sao nhật bản lại bỏ lịch âm, dùng lịch dương; sự thay đổi này tác động như thế nào đến sự phát triển văn hóa – kinh tế, xã hội Nhật Bản, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuấ đồng hồ. Hãy cùng Duy Anh Watch tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Tại sao Nhật Bản lại dùng lịch dương, bỏ lịch âm?

 

đồng hồ orient



Ngược dòng thời gian, trở về năm 1868 với công cuộc cải cách duy tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị (Meiji), Nhật Bản là nước đầu tiên ở khu vực Châu Á mở cửa tiếp nhận sự du nhập của nền văn hóa, văn minh phương Tây ở thời điểm ấy. Đã có nhiều ý kiến bàn luận xoay quanh vấn đề thay đổi từ lịch âm sang lịch dương của Nhật Bản, song theo nhiều nguồn tài liệu tổng hợp được thì xuất phát từ các lý do sau:


- Thời kỳ trước Minh Trị, Nhật Bản thực hiện chính sách “hải cấm” theo đó không người nước ngoài nào được vào Nhật Bản hay người Nhật Bản rời khỏi đất nước, người vi phạm phải chịu án tử hình. Lực lượng Phương Tây duy nhất được phép là nhà máy Hà Lan. Chính sách này kéo dài hơn 200 năm, cho đến năm 1853 Perry (Phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ) đề nghị mở cửa thương mại với Phương Tây. Cuộc khôi phục hoàng quyền vào thời kỳ Minh Trị là một cuộc thay đổi chính trị lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Một nhà tư tưởng Nhật đưa ra kế hoạch cải tiến Nhật Bản bằng cách thay đổi hoàn toàn hệ thống chính trị, bỏ những tư tưởng Châu Á lạc hậu, dồn sức cách tân kỹ nghệ để theo kịp phương Tây và đồng thời mở rộng sự ảnh ưởng của Nhật đối với các nước láng giềng. Ông kêu gọi dân Nhật thoát khỏi vòng suy nghĩ của Á Châu, học hỏi Tây phương, biện minh rằng xã hội muốn theo kịp phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh.

 

đồng hồ citizen



- Dưới triều đại Minh Trị (1868 - 1912) sắc lệnh của Nhật Hoàng ký năm 1872 nói rõ: “Lịch âm mà người dân Nhật Bản sử dụng suốt 1.200 năm qua là không có cơ sở thực tế, cản trở sự phát triển tri thức nhân loại, cần phải xoá bỏ và sẽ áp dụng lịch phương Tây từ nay cho đến mai sau”. Năm 1873, ngài ra sắc chỉ đổi Âm lịch sang dùng Dương lịch, tỉnh lược tất cả những ngày lễ lạc và quy định việc ăn tết vào ngày 1 tháng 1, những ngày lễ sóc vọng trong tôn giáo nhất thiết chuyển sang Dương lịch.


- Việc đổi lịch này giúp nhịp độ sản xuất trùng khớp với các thị trường phương Tây, chính phủ tiết kiệm được ngân khoản lớn trong việc trả lương công chức. Và hơn hết, thoát khỏi bóng ma Hán hóa phủ trùm lên dân tộc.


- Trước khi việc đổi lịch diễn ra, Nhật Bản đã tiến hành nhiều công việc quan trọng khác tác động vào cảm thức thời gian của quốc dân, ví dụ như xây dựng bộ máy nhà nước cận đại, bãi bỏ các phiên và lập ra các tỉnh (1872), ban bố học chế xác lập hệ thống trường học quốc dân (1872)... Tuy nhiên, làn sóng phản đối vẫn diễn ra mạnh mẽ, bởi họ cho rằng như vậy sẽ mất dần bản sắc dân tộc, trái lẽ trời đất…

 

 

2. Tác động của việc thay đổi lịch âm sang lịch dương đến ngành công  nghiệp sản xuất đồng hồ Nhật Bản


Không riêng ngành sản xuất đồng hồ, mà dường như tất cả các lĩnh vực tại Nhật Bản thời kỳ trước Duy Tân Minh Trị đều bị bó hẹp, cản trở do chính sách “bế quan tỏa cảng” của chính quyền. Người dân Nhật Bản chỉ được tiếp thu nền văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật từ bên ngoài du nhập vào thông qua những thương nhân người Hà Lan và chính họ đã góp phần mở ra một trang mới cho nền công nghiệp đồng hồ tại xứ sở Hoa Anh Đào tạo bước đệm đầu tiên để phát triển vững mạnh như ngày nay.

 

đồng hồ orient



Chiếc đồng hồ đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Nhật Bản vào  năm 1860 do doanh nhân người Hà Lan có tên Edouard Schnell. Ông nhận ra giá trị tiềm năng của thị trường này và cuối cùng quyết định mở một văn phòng tại Yokohama để bán đồng hồ Thuỵ Sỹ. Tuy nhiên, khởi đầu của Edouard Schnell gặp vô vàn khó khăn bắt nguồn từ sự lạc hậu, bảo thủ của hệ thống cầm quyền Nhật Bản và đất nước chưa được phát triển khiến người dân còn nghèo nàn rất khó có khả năng để mua một chiếc đồng hồ. Chỉ chưa đầy 3 năm sau đó, văn phòng này đã phải đóng cửa vì không thể bán được hàng để duy trì vốn hoạt động. Tuy vậy, ông vẫn giữ nguyên nhận định, thị trường đồng hồ sẽ phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản trong vòng vài năm tới.


Dự đoán của Edouard Schnell hoàn toàn chính xác khi vào năm 1868, kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị đã khiến Nhật Bản bãi bỏ hệ thống thời gian cũ và chuyển Âm lịch sang Dương lịch. Sự thay đổi này đã nâng cao vai trò của đồng hồ kiểu phương Tây trong đời sống người Nhật và được ưa chuộng vô cùng. Chớp lấy thời cơ, doanh nhân phương Tây không ngừng tăng số lượng đồng hồ Thuỵ Sỹ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản với số lượng đồng hồ tăng cao từ 47. 000 chiếc lên tới 145. 000 chiếc trong vòng 10 năm. Doanh số tăng cao ấn tượng đã khuyến khích các thương gia Thuỵ Sỹ tự sản xuất đồng hồ tại đây thay vì nhập khẩu từ Thuỵ Sỹ nhằm giảm đáng kể chi phí sản xuất.

 

đồng hồ seiko



Trên đà phát triển, các hãng sản xuất đồng hồ Nhật Bản, điển hình là đồng hồ Seiko đã nghiên cứu và cho ra đời những mẫu đồng hồ chạy bằng tinh thể thạch anh và đã tạo nên cuộc cách mạng mới trong nền sản xuất đồng hồ thế giới. Thập niên 1970 là giai đoạn phát triển đỉnh cao của ngành công nghiệp đồng hồ nước này. Nhật không chỉ dẫn đầu về sản lượng mà còn góp phần tạo ra những nhu cầu mới trên thị trường. Chỉ tính riêng năm 1979, các nhà sản xuất Nhật Bản đã cho tung ra thị trường 59.7 triệu chiếc đồng hồ bỏ túi và đeo tay, 43.5 triệu chiếc đồng hồ báo thức và treo tường. Với tổng sản lượng trên 100 triệu chiếc đồng hồ các loại mỗi năm, Nhật Bản trở thành nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.

Đồng Hồ Citizen C7 NH8396-82E

Đồng Hồ Citizen C7 NH8396-82E

Sẵn hàng
Automatic
40mm
7.341.600₫
9.177.000₫
1 đánh giá
Citizen Eco-Drive Moonphase AP1059-19E

Citizen Eco-Drive Moonphase AP1059-19E

Sẵn hàng
Eco-Drive
42.2mm
11.348.000₫
14.185.000₫
1 đánh giá
Orient Star Contemporary Layered Skeleton Limited RE-AV0B05E00B

Orient Star Contemporary Layered Skeleton Limited RE-AV0B05E00B

Hết hàng
Automatic
41mm
21.472.000₫
26.840.000₫
1 đánh giá
Đồng Hồ Citizen C7 NH8390-71L

Đồng Hồ Citizen C7 NH8390-71L

Sẵn hàng
Automatic
40mm
6.541.600₫
8.177.000₫
1 đánh giá

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về VÌ SAO NHẬT BẢN DÙNG LỊCH DƯƠNG, BỎ LỊCH ÂM?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.46814 sec| 1057.617 kb