BẠN ĐÃ BIẾT VỀ ĐỒNG HỒ “CƠ LAI PIN”?

BẠN ĐÃ BIẾT VỀ ĐỒNG HỒ “CƠ LAI PIN”?

10/03/2018 - Tác giả: DuyanhWatch
Khi nhắc đến bộ máy đồng hồ, bạn sẽ nghĩ ngay đến những bộ máy nào? Chắc chắn câu trả lời sẽ không thể bỏ qua bộ máy cơ, máy pin và máy chạy bằng năng lượng ánh sáng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghe tới bộ máy kết hợp giữa cơ và pin chưa? 

1. Hiểu về bộ máy cơ lai pin


Cơ lai pin” là cách gọi dễ hiểu cho giới chơi đồng hồ Việt Nam về chiếc đồng hồ tích hợp sử dụng cả 2 bộ máy cơ và pin. Bộ máy “Cơ lai pin” dùng để  mô tả bộ máy đồng hồ kết hợp cơ chế quay cuộn tự động (như sử dụng trong đồng hồ cơ khí tự động) để tạo ra điện với một tinh thể thạch anh áp điện. Bộ máy này nhằm mục đích cung cấp những ưu điểm của thạch anh mà không ảnh hưởng đến môi trường của pin. Hiểu cụ thể hơn thì máy “Cơ lai pin” là bộ máy đồng hồ pin có thêm bánh đà, ắc quy sạc (pin sạc), nhóm bộ phận biến đổi năng lượng thành điện năng. Thay vì sử dụng năng lượng từ pin thông thường như máy pin, nó sẽ sử dụng ắc quy sạc. Một con lắc quay bên trong vỏ hộp được gắn với một thiết bị tương đối lớn có lưới với một bánh răng nhỏ. Khi người đeo di chuyển, con lắc quay và quay bánh răng với tốc độ rất cao, lên đến 100.000 vòng/ phút. Sau đó, nó kết nối với một máy phát điện thu nhỏ rồi lưu trữ tại một tụ điện hoặc một pin sạc. Khi được tích đầy năng lượng, ắc quy sạc của bộ máy đồng hồ “Cơ lai pin” có thể hoạt động liên tục lên tới 3 tháng.

 

Bộ máy Auto Quartz ETA 205.911

 

2. Những thương hiệu sản xuất bộ máy “Cơ lai pin”

 

Seiko - hãng đi tiên phong sản xuất bộ máy “Cơ lai pin” với tên “Kenitic”

 

Tại Basel World năm 1986, thương hiệu Seiko lần đầu tiên giới thiệu tại triển lãm mẫu đồng hồ chạy bằng bộ máy “Cơ lai pin” với tên gọi tạm thời là “AGM”. Tuy khiến giới chơi đồng hồ ngỡ ngàng với phát minh mới của mình, song ở thời điểm này những chiếc đồng hồ Seiko Kinetic vẫn chưa được bán trên thị trường. Đến năm 1988, hãng Seiko chính thức phân phối đến tay người tiêu dùng. Những chiếc đồng hồ có tỷ lệ sai số trung bình +/- 15 giây và cung cấp 75 giờ hoạt động liên tục khi được nạp đầy năng lượng.

Ngày nay, Seiko cung cấp một loạt các đồng hồ Kinetic khác nhau với dòng 9T82 gồm Sportura (thương hiệu quốc tế) và PROSPEX (chỉ bán ở Nhật) Collection. Công nghệ Kinetic cũng đã được sử dụng trong một số đồng hồ Pulsar và Lorus của Seiko. Tính đến năm 2007, Seiko đã bán được hơn 8 triệu đồng hồ Kenitic.

 

Đồng hồ Seiko SKA727P1

Đồng hồ Seiko SKA727P1

Hết hàng
Kinetic
42mm
5.661.000₫
6.290.000₫
1 đánh giá


Trong suốt quá trình phát triển, Seiko Kinetic không ngừng cải tiến, biến hoá đa dạng về mẫu mã chế tạo với độ chính xác cao hơn cùng nhiều tính năng cao cấp như: Tự động chỉnh giờ kể cả không đeo trong vài năm, cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng, hiển thị mức năng lượng hiện có, tự động chỉnh lịch cho tới ngày 28/2/2100, chức năng bấm giờ thể thao, nạp năng lượng bằng cách vặn núm, hiển thị năm nhuận… Bên cạnh đó, từng mẫu Seiko Kinetic đều sở hữu khả năng chịu nước cao là 100m, theo đó chủ nhân có thể thoải mái đi mưa, rửa tay, bơi lội mà không phải lo lắng đồng hồ bị ngấm nước.

Bộ máy Seiko Kinetic

 


Tuy nhiên, bộ máy đồng hồ Kenitic hiện nay chỉ mới trang bị trên đồng hồ dành cho nam giới. Lý do các bộ máy khác nhau của đồng hồ Kenitic có kích thước tương đối lớn và nặng (khối lượng trung bình 150gram hoặc có thể cao hơn ở một số bộ máy Kenitic khác). Với cổ tay lớn, khỏe khoắn của nam giới thì sẽ dễ dàng đeo được chiếc đồng hồ này.

 

Tissot với bộ máy Autoquartz

 

Bước đi đầu tiên thành công của thương hiệu Seiko đã bổ sung thêm một bộ máy mới cho giới chơi đồng hồ. Tiếp bước sau đó phải kể đến là nhà sản xuất bộ máy ETA thuộc Swatch Group cũng đã bắt tay ngay vào nghiên cứu, sản xuất để cho ra đời một bộ máy tương tự với tên gọi khác là Autoquartz thuộc dòng sản phẩm Flatlien cao cấp và đã được bán cho nhiều nhà cung cấp đồng hồ, chủ yếu là Châu Âu và Mỹ. 

 

TISSOT PRC 200  T014.421.11.037.00

TISSOT PRC 200 T014.421.11.037.00

Hết hàng
Automatic
14.166.000₫
15.740.000₫
1 đánh giá

 

Năm 2006, Swatch group ngừng cung cấp bộ máy “Cơ lai pin” cho khách hàng. Song đến năm 2009, thương hiệu Tissot thuộc tập đoàn khiến thế giới phải chú ý đến khi cho ra mắt bộ sưu tập đồng hồ lặn PRC 200 trang bị bộ máy “Cơ lai pin” (ETA 205.914).  Nếu như đồng hồ Seiko Kinetic chỉ giới hạn được khả năng hoạt động trong 75 giờ, thì Tissot Autoquartz lại hoạt động liên tiếp được trong 6 ngày. Đặc biệt, Tissot Autoquartz  hoạt động ổn định sở hữu bộ máy với khả năng điều chỉnh được độ xác thực, ngoài ra một số bộ máy còn đạt tiêu chuẩn COSC, cao hơn hẳn so với Seiko Kenitic.


Có thể thấy bộ máy “Cơ lai pin” ra đời sau so với bộ máy cơ, bộ máy quartz khá lâu, nhưng với ưu điểm nổi trội thì đồng hồ “Cơ lai pin” vẫn giành được một thị phần khách hàng ổn định.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về BẠN ĐÃ BIẾT VỀ ĐỒNG HỒ “CƠ LAI PIN”?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.10172 sec| 1011.938 kb