
TISSOT COUTURIER AUTOMATIC CHRONOGRAPH: 2 TRONG 1!
➣ Tissot Flamingo – Sự quyến rũ bất tận
➣ Tại sao Tissot Le Locle lại là sự lựa chọn tối ưu cho người mới chơi đồng hồ cơ
Thông số kĩ thuật:
Tên dòng: | Tissot Couturier Automatic Chronograph |
Máy: | Valjoux A05.H21, nâng cấp từ Valjoux 7750, trữ cót 60 giờ |
Đường kính: | 43mm |
Độ Dày | 14.19mm |
Chất liệu vỏ: | Thép không gỉ, có phiên bản mạ PVD vàng hồng |
Mặt kính: | Sapphire chống loá |
Đường kính: | 24mm |
Chống nước: | 10 atm (100m) |
Chức năng: | Lịch ngày, lịch thứ, Bấm giờ thể thao Chronograph, Tachymetre |
Lộ máy mặt lưng |
1. Thiết kế đậm chất thể thao tốc độ
Đồng hồ sử dụng những vạch to bản để hiển thị giờ, thiết kế vát kim cương, tuy vậy chúng lại không có dạ quang. Phần mặt chính được chia làm bốn mặt nhỏ (sub dial) đều nhau. Hai mặt ở vị trị 3 và 9 giờ lần lượt là lịch thứ- ngày và kim giây nhỏ (small second). Hai mặt còn lại dùng cho các chức năng Chronograph. Các mặt nhỏ này được làm khá đơn giản với các vạch nhỏ và đường tròn bao quanh cho cảm giác giống như đang nhìn vào các đồng hồ đo tốc độ trên những chiếc xe thể thao. So sánh với phiên bản cũ dùng máy Valjoux và các phiên bản khác sử dụng máy ETA, thì cách bố trí của phiên bản dùng máy ETA với mặt Chronograph nhỏ hơn mặt kim giây và mặt thứ-ngày vô cùng hợp lý. Cách bố trí 4 vòng đều nhau và các đường vạch chia trong các mặt đó cũng khá đều đặn gây ra cảm giác chật chội, không có điểm nhấn và có phần rối mắt. Hoặc như phiên bản máy Valjoux cũ, các vạch chia có độ dài ngắn rõ rệt hơn và mặt thứ-ngày còn được làm hơi trong để lộ chi tiết bên dưới, trông có nét và ấn tượng hơn hẳn.
>>>Có thể bạn chưa biết: Hướng dẫn sư dụng chức năng bấm giờ thể thao (Chronograph) của đồng hồ
Kim đồng hồ cũng là kiểu lá lúa nhưng được làm to bản để lấy chỗ cho vạch dạ quang – thứ khó có thể vắng mặt trong những chiếc đồng hồ thể thao. Ở vị trí kim giây thông thường là kim giây Chronograph. Nếu không quen với các đồng hồ có chức năng này đa số bạn sẽ nhầm tưởng đó là kim giây thông thường và bất ngờ khi nó không quay. Phần đuôi kim có hoạ tiết chữ T nhỏ nhắn nhưng cũng được phủ dạ quang, khá thú vị nếu nhìn trong bóng tối. Ngoài ra, chiếc kim này còn là kim đo tốc độ Tachymeter. Ở vòng ngoài cùng ta có thể thấy các con số đặc trưng của tính năng Tachymeter. Khi muốn đo tốc độ, bạn bấm nút khởi động chức năng Chronograph ở một mốc vị trí A (cột cây số chẳng hạn). Khi đi đến mốc tiếp theo (vị trí B) cách mốc A đúng một đơn vị khoảng cách (1km nếu chọn mốc là cột cây số), bạn bấm dừng chức năng Chronograph và đọc con số mà chiếc kim chỉ trên vạch Tachymeter, đó chính là tốc độ (trung bình) bạn đã đi trên quãng đường vừa đi (nếu chọn mốc cây số, vận tốc sẽ tính theo km/h).
>>>Tham khảo thêm: Cách Sử Dụng Niềng Tachymeter Và Niềng Xoay (Rotating Diver Bezel)
Mặt đáy của Tissot Couturier Automatic Chronograph thiết kế lộ máy với lớp kính sapphire. Bạn sẽ không thấy nhiều khác biệt so với phiên bản cũ nhưng bạn sẽ thấy thoả mãn hơn rất nhiều so với các phiên bản dùng máy ETA chỉ để lộ một phần máy rất nhỏ qua ô cửa sổ trông giống kiểu Open heart (nhưng ở mặt đáy chứ không phải mặt số).
2. Máy Valjoux A05.H21
Là dòng máy trung – cao cấp nên Valjoux A05.H21 có độ hoàn thiện cao và tinh xảo với các đường vân ở quả văng và các chi tiết trong thân máy. Nhược điểm duy nhất đó là ngoại hình của Valjoux A05.H21 có lẽ là quả văng khá lớn gây mất cân đối, cũng là tác nhân che mất các chi tiết bên trong.
Nhìn chung, Tissot Couturier Automatic Chronograph là chiếc đồng hồ với máy chất, nhiều chức năng. Với kiểu dáng đậm chất thể thao, tốc độ nhưng không kém phần trang trọng, đồng hồ có thể đeo cả khi mặc đồ casual thường ngày, khi chơi thể thao hoặc style văn phòng lịch sự. Mẫu đồng hồ hợp với những ai ưa thích thể thao đặc biệt là các môn thể thao tốc độ nhưng với size mặt 43mm cùng kiểu dáng không hầm hố, nó tỏ ra khá kén tay và không dành cho những người có cổ tay nhỏ.