ĐỒNG HỒ CHU KỲ MẶT TRĂNG - VẺ ĐẸP MANG TÍNH NGHỆ THUẬT VÀ THIÊN VĂN
Nội dung bài viết
- 1. Vẻ đẹp mang tính nghệ thuật và thiên văn
- 2. Sự khác nhau trong chu kỳ mặt trăng của Bắc bán cầu và Nam bán cầu
1. Vẻ đẹp mang tính nghệ thuật và thiên văn
Không như các tính năng báo lịch vạn niên hay các tính năng thiết thực khác, đồng hồ chỉ báo tuần trăng ra đời từ nhu cầu xa xưa để theo dõi các chu kỳ thay đổi của mặt trăng mà qua đó con người có thể định hướng cuộc sống mình sẽ xoay quanh nó như thế nào. Không chỉ vậy, các hãng đồng hồ tiếp tục tích hợp tính năng chỉ báo tuần trăng, đôi lúc còn là “tuyên ngôn” thẩm mỹ hoặc sự hoài cổ đối với các mẫu đồng hồ cơ cổ điển hoặc một phần trong quá trình cải tiến đồng hồ.
Có nhiều loại tháng mặt trăng khác nhau nhưng tháng quan trọng đối với những nhà chế tác đồng hồ là tháng Synodic – tháng giao hội ( tháng có 2 lần trăng tròn liên tiếp) mà chúng ta có thể thấy rõ mặt trăng trên bầu trời. Trung bình một tháng theo chu kỳ mặt trăng có 29 ngày 12 giờ 44 phút 2,8 giây. Trong những nỗ lực nhằm hiển thị chu kỳ mặt trăng trên đồng hồ, hầu hết những chiếc đồng hồ chu kỳ mặt trăng đều có 1 bánh xe với 59 răng cưa (2x29,5 ngày). Mỗi ngày tương đương với một răng cưa.
Thời gian chính xác của một chu kỳ mặt trăng là 29,530587981 ngày. Với cơ chế như vậy, cứ mỗi 2,5 năm sẽ phải có 1 ngày sửa lại giờ để đảm bảo tính chính xác. Tính toán về chu kỳ mặt trăng càng gần với chu kỳ trung bình của mặt trăng thì đồng hồ hoạt động càng chính xác. Với cơ chế phức tạp hơn, tỷ lệ bánh răng có thể tăng độ chính xác của đồng hồ hơn rất nhiều, khi đấy nguời ta chỉ phải đặt lại giờ sau khoảng hơn một thế kỷ, một thiên niên kỷ (hoặc thậm chí hơn).
Ví dụ như mẫu đồng hồ Richard Lang Terraluna L096.1 của Lange & Söhne – với máy đồng hồ có cấu tạo phức tạp và có tính thẩm mỹ vô cùng cao. Chức năng đồng hồ chu kỳ mặt trăng của nó chỉ phải điều chỉnh lại sau 1058 năm. Lúc này mặt trăng cũng hoàn thành vòng quay của nó quanh trái đất và xoay 1 lần mỗi ngày.
Nói về độ chính xác, một số nhà chế tác đồng hồ đã cố gắng nâng cao độ chính xác của chức năng giờ chu kỳ mặt trăng. Ví dụ, Christiaan Van Der Klaauw với chiếc đồng hồ Real Moon có biểu tượng mặt trăng 3D và phải hơn 11.000 năm mới phải có một ngày đặt lại giờ. Đó cũng là chiếc đồng hồ với chức năng giờ chu kỳ mặt trăng 3D chính xác nhất trên thế giới được kết hợp trong cùng một chiếc đồng hồ cơ.
Đồng hồ The Sauterelle à Lune Perpétuelle 2M được chế tạo bởi nhà chế tác đồng hồ Andreas Strehler vào năm 2015 là chiếc đồng hồ có chu kỳ mặt trăng chính xác nhất cho đến nay – chu kỳ chính xác của nó lên tới xấp xỉ 2.060 triệu năm. Dựa trên các tính toán được thực hiện bởi giáo sư Robert Baggenstos, Andreas Strehler đã thiết kế một hệ thống bánh răng chuyển động hoàn toàn mới cho 2M. Giáo sư Baggenstos đã tính toán tỷ số và Andreas Strehler đã đem những tính toán đó vào trong hệ thống bánh răng chuyển động của đồng hồ.
2. Sự khác nhau trong chu kỳ mặt trăng của Bắc bán cầu và Nam bán cầu
Người ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu sẽ nhìn thấy hình dạng của mặt trăng khác nhau trong cùng một thời điểm. Ví dụ, trong kỳ trăng khuyết chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trăng có hình chữ “D” từ phía bắc bán cầu, trong khi ở Nam bán cầu mặt trăng có hình dạng chữ “C”. Chỉ khi đến kỳ trăng tròn và kỳ trăng non thì hình dạnh của mặt trăng mà chúng ta thấy ở cả hai nửa bán cầu là như nhau.
Hầu hết đồng hồ theo chu kỳ mặt trăng đều hiển thị hình dạng mặt trăng như là chúng ta thấy ở phía Bắc bán cầu. Tuy nhiên, một số nhà chế tác đồng hồ đã tạo ra những mẫu đồng hồ với hình dạng nhìn thấy ở phía Nam bán cầu hoặc thậm chí hiển thị chu kỳ mặt trăng được nhìn thấy ở cả hai phía bán cầu – như thương hiệu đồng hồ IWC trong một vài mẫu đồng hồ lịch vạn niên của họ hoặc gần đây là thương hiệu Arnold&Son với chiếc đồng hồ HM Double Hemisphere Perpetual Moon.