GRAND SEIKO CHẾ TẠO THÀNH CÔNG CỖ MÁY TOURBILLON CALIBER “TØ” ĐẦY CHOÁNG NGỢP
Nội dung bài viết
- 1. Tourbillon Caliber “TØ” - cỗ máy đầu tiên của nhãn hiệu Grand Seiko
- 2. Tourbillon Caliber “TØ” - Trang bị bộ lưu trữ liên tục
1. Tourbillon Caliber “TØ” - cỗ máy đầu tiên của nhãn hiệu Grand Seiko
Tourbillon Caliber “TØ” là cỗ máy Tourbillon đầu tiên của Grand Seiko, tuy nhiên nó không phải là Tourbillon đầu tiên của thương hiệu đồng hồ Seiko – danh hiệu này thuộc về chiếc Seiko Credor Fugaku ra mắt vào năm 2016. Tuy nhiên nó chỉ là một loại Tourbillon bình thường, ít nhất là về mặt cơ học – dù rằng chiếc đồng hồ rất tinh xảo và kì công như một tác phẩm nghệ thuật.
“TØ” tourbillon có nhiều điểm chung với bộ máy 9SA5. Cả hai đều là những thước đo đặc trưng về độ chính xác – vốn là mối quan tâm chính của Grand Seiko kể từ khi thành lập. Cỗ máy “TØ” được thiết kế đặc biệt để kiểm tra giới hạn của độ chính xác trong bài kiểm tra hiệu suất. Nó đạt thời gian 50 giờ vận hành với độ chính xác +/- 0,5 giây mỗi ngày. Hãng Seiko cũng cẩn thận lưu ý mọi người rằng đây chỉ là dữ liệu tiêu chuẩn được sử dụng trong điều kiện phòng thí nghiệm, nó sẽ có thể chênh lệch với kết quả sử dụng thực tế.
2. Tourbillon Caliber “TØ” - Trang bị bộ lưu trữ liên tục
Có rất ít đồng hồ được trang bị Remontoire (bộ lưu trữ lực liên tục) và đồng hồ sở hữu cả Remontoire lẫn Tourbillon lại càng hiếm hơn. Francois Paul Journe là người đầu tiên kết hợp hai tính năng này với nhau vào đồng hồ đeo tay vào năm 1991. Kể từ đó tới nay những chiếc đồng hồ quý giá như thế rất ít khi được giới thiệu, có thể kể đến vài ví dụ như: IWC Sidérale Scafusia, Haldiman H2, Andres StrehlerbTrans-Axial Tourbillon…. Ngoài ra, còn có một cỗ máy đồng hồ bỏ túi chưa hoàn thành của George Daniels, hiện đang nằm tại bảo tàng khoa học Luân Đôn, nó sở hữu bộ thoát đồng trục lẫn cả Remontoire và Tourbillon. Sự kết hợp giữa Remontoire với Tourbillon là đủ hiếm để biến những chiếc đồng hồ sở hữu chúng – bao gồm cả máy TØ của Seiko – trở nên cực kì độc đáo về mặt cơ học.
Động lực nào khiến người ta phải chế tạo ra Remontoire? Lý do là bởi : khi cót yếu đi, thì mô men xoắn cũng sẽ giảm theo, khiến cho các hoạt động đo thời gian vận hành không chuẩn. Để những điều này không xảy ra, bạn sẽ cần phải cung cấp một lượng mô men xoắn không đổi cho bộ thoát và cân bằng. Hệ thống côn xích được phát minh ra để giải quyết vấn đề này. Vấn đề nghiêm trọng nhất trong buổi đầu chế tạo đồng hồ là ổ cót chính chỉ được làm bằng thép, kèm theo đó là sự nhạy cảm của bộ thoát dẫn đến sự sai lệch về sức mạnh lưu trữ. Côn-xích là một giải pháp tuyệt vời, nhưng nó lại chiếm quá nhiều không gian bên trong cỗ máy và cũng chưa phải là giải pháp tốt nhất để cung cấp mô men xoắn bất biến. Do cấu tạo hình xoắn ốc đặc thù của nó, nên bộ côn-xích chỉ có thể bù đắp chứ không làm biến đổi công suất của dây cót chính, kèm theo đó là đủ thứ tác động khác như ma sát. Những yếu tố này chỉ có thể được bù đắp bằng cơ chế Remontoire, đặt ngay trước bộ thoát và hoạt động như một bộ lọc.
Đối với cỗ máy “TØ” của Grand Seiko, thiết kế của bánh xe cân bằng được mô phỏng theo một biểu tượng của Nhật Bản, có tên là “Tomoe”. Hình dáng của nó có chút tương đồng với biểu tượng thái cực của Trung Hoa và thường được tìm thấy trong các gia huy và đền thờ thần đạo.
Remontoire về cơ bản là dây cót thứ 2, nó nằm trên một bánh xe Geartrain hoặc bánh xe thoát. Nó được cuộn lại định kì bởi dây cót chính. Bộ phận dây cót không trực tiếp điều khiển bộ cân bằng mà thay vào đó có tác dụng giữ cho dây cót ở Remontoire ở trạng thái căng liên tục. Về cơ bản, sẽ có một lượng mô men xoắn không đổi được truyền tới bộ cân bằng.
Cỗ máy TØ được thiết kế bởi một nhóm kĩ sư, do Takuma Kawauchiya dẫn đầu trong suốt 5 năm. Với 2 ổ cót song song, nó đem tới khả năng cung cấp gấp đôi lượng mô men xoắn, lại vừa cấp năng lượng cho đồng hồ, giúp tăng cường đáng kể công suất hoạt động. Thời gian hoạt động trên lý thuyết là 72 giờ, tuy nhiên thời gian hoạt động với đủ mô men xoắn là 50. Nhiều chi tiết máy được hoàn thiện bằng tay trong suốt 3 tháng, bánh xe gear train thứ 2 và 3 được áp dụng kĩ thuật tăng cường độ cứng để giảm ma sát. Hai lồng Tourbillon được làm từ titan màu xanh, bộ cân bằng có các vít điều chỉnh thời gian để hiệu chỉnh tốc độ, kèm theo một lò xo cân bằng dạng phẳng. Cỗ máy TØ khá lớn : đường kính 36mm, độ dày 8.22 mm được cấu thành từ 340 bộ phận.
Thoạt nhìn, bạn sẽ tưởng mình đang thấy một cây cầu tourbillon 3 chấu ở bên trên, phía dưới là một lồng tourbillon duy nhất với 6 chấu máu xanh lam. Thực tế thì chúng là hai lồng Tourbillon riêng biệt, mỗi lồng có 3 chấu. Phần lồng ngoài chính là cơ chế lực liên tục được dẫn động bởi hộp số. Bánh xe lực liên tục sẽ quay một lần mỗi giây, tương ứng với một nấc bánh răng. Nó giúp giữ cho dây cót Remontoire và bánh xe thoát quay quanh trên cùng một bánh xe cố định. Chuỗi chuyển động giữa bánh xe và lồng ngoài diễn tiến theo chu kì một giây – mỗi khi lồng ngoài quay được 6 độ tạo nên một cơ chế cơ học thú vị.
Thêm một tính năng bất thường xuất hiện ở đây, đó chính là tần số dao động khá cao : 28.800 VPH – tourbillon thông thường chỉ ở mức 21.600 VPH. Đây chưa phải là cỗ máy Tourbillon có tần số cao nhất từng được tạo ra, tuy nhiên rất có khả năng TØ Tourbillon sẽ là cỗ máy Tourbillon trang bị Remontoire có tần số cao nhất.
Tham khảo mẫu Frederique Contants Manufacture Tourbillon FC-980V4SZ9:
Nếu bạn muốn tận mắt nhìn thấy TØ Tourbillon, bạn sẽ phải đi tới Nhật Bản – cụ thể là Grand Seiko Studio Shizukuishi, ở Morioka, đây là cơ sở sản xuất mới của Grand Seiko, mới khánh thành vào đầu năm nay. Vì đây là bản mẫu nên nó chưa được bán. Thực tế là không phải lúc nào bản mẫu cũng được thương mại hóa, tất nhiên là chúng ta cũng có những trường hợp ngược lại, ví dụ như Piaget Altiplano – sản xuất hàng loạt với số lượng khá ít.