Máy In-house là gì ? Có tốt không ? Có nên mua đồng hồ dùng máy In-house (In house) ?

Máy In-house là gì ? Có tốt không ? Có nên mua đồng hồ dùng máy In-house (In house) ?

15/04/2022 - Tác giả: DuyAnhWatch
Máy In-house - In-house movement (hay còn gọi là máy Manufacture - Manufacture movement) và đồng hồ sử dụng máy In-House (in house) vốn vẫn luôn là 1 chủ đề được quan tâm trong nhiều năm. Tuy nhiên lại hiếm có ai hiểu tường tận được những sự thật về chúng. Bài viết này sẽ góp phần cung cấp 1 cái nhìn tương đối toàn diện về máy In-house nhằm giúp những ai chưa hiểu hết về nó hoặc có nhu cầu mua và sở hữu 1 chiếc đồng hồ có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất. Sau đây là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết:

1. Máy In-house là gì ? Nguồn gốc thuật ngữ máy In-house ?

Trong tiếng Anh, cụm từ “in house” tạm dịch là “trong nhà”. Với ngành công nghiệp đồng hồ thuật ngữ “máy In-house” (in-house movement) thường được sử dụng để chỉ những bộ máy do 1 thương hiệu đồng hồ tự “làm” ra, phân biệt với những bộ máy được mua từ những công ty khác.

Chiếu theo khái niệm trên, máy In-house đã ra đời và tồn tại từ rất sớm trong lịch sử hàng trăm năm của ngành đồng hồ. Tuy nhiên, nếu nói về thuật ngữ “máy In-house” thì sẽ chỉ thực sự được sử dụng phổ biến bởi các nhà sản xuất đồng hồ từ giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng Thạch Anh những năm 1970s (sự kiện đồng hồ giá rẻ của Seiko tràn ngập thị trường khiến các ngành sản xuất đồng hồ cơ Thụy Sĩ đứng bên bờ vực tan rã hoàn toàn).

Sau cuộc Khủng hoảng này, những thương hiệu đồng hồ truyền thống của Thụy Sĩ còn tồn tại phần lớn sẽ tham gia và những tập đoàn lớn (nổi tiếng nhất là Swatch Group) đồng thời chia sẻ những bộ máy và công nghệ chung. Trên đà phục hồi của đồng hồ Thụy Sĩ, Swatch Group tiếp tục khuếch trương ảnh hưởng với việc bán các bộ máy ETA (công ty chuyên sản xuất máy của tập đoàn) cho các công ty bên ngoài. Điều này dẫn tới việc có vô số công ty sản xuất đồng hồ khác nhau, nhưng lại sử dụng những bộ máy giống nhau.

Để tạo lợi thế cạnh tranh, mang tính khác biệt, nhiều thương hiệu đã quyết định tạo ra những cỗ máy của riêng mình và quảng bá cho chúng như 1 cách thể hiện yếu tố “know-how” (tạm dịch: biết làm như thế nào), từ đó gia tăng giá trị của thương hiệu và sản phẩm. Cũng chính từ đây mà thuật ngữ máy In-house và đồng hồ sử dụng máy In-house trở nên nổi tiếng và phát triển thành 1 phong trào trong giới chơi đồng hồ toàn thế giới.

Đồng hồ Orient Star SDX00001W0

Đồng hồ Orient Star SDX00001W0

Sẵn hàng
HAND WINDING
40mm
35.072.000₫
43.840.000₫
1 đánh giá

 

2. Những định nghĩa và cách hiểu khác nhau về máy In-house

Tuy các bộ máy được coi là In-house khá phổ biến nhưng định nghĩa và cách hiểu về khái niệm này lại khá đa dạng. Công nhận định nghĩa hay hiểu theo cách nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người nhưng cơ bản thì sẽ có những trường hợp phổ biến như sau:

  • In-house toàn phần: Một thương hiệu đầu tư nghiên cứu, thiết kế và sản xuất một bộ máy hoàn chỉnh từ đầu tới cuối (có thể sử dụng các công nghệ và nền tảng có sẵn để phát triển)

  • In house không toàn phần: Một thương hiệu mua máy từ một công ty sản xuất khác, sau đó tự nghiên cứu, tinh chỉnh, thay đổi, thêm bớt các yếu tố về linh kiện, tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật để tạo ra 1 bộ máy mới

Từ 2 định nghĩa này có thể suy ra rằng việc đánh giá chất lượng của máy In-house nói riêng hay các mẫu đồng hồ sử dụng máy In-house nói chung sẽ không đơn giản và cần đến sự phân tích khoa học và có tính logic. Chi tiết cụ thể sẽ được đề cập ở phần (3).

The Tudor caliber MT5602

Bộ máy in-house Tudor caliber MT5602

 

3. Máy In-House có tốt không ?

Để trả lời câu hỏi quan trọng này chúng ta cần xét đến lý do vì sao nhiều hãng đồng hồ lại sử dụng máy In-house, đó chính là yếu tố “KNOW-HOW” đã được đề cập ở phần (1)

Đồng hồ Frederique Constant FC-810 sử dụng bộ máy Monolithic Manufacture In-house

Đồng hồ Frederique Constant FC-810 sử dụng bộ máy Monolithic Manufacture In-house

 

Bộ máy (Movement) là thành phần quan trọng nhất, phức tạp nhất và khó sản xuất, chế tạo nhất trong 1 chiếc đồng hồ đeo tay (đặc biệt là đồng hồ cơ). Chính vì vậy, nếu 1 thương hiệu có thể tự mình kiểm soát, làm chủ được thành phần này thì điều đó sẽ gần như đồng nghĩa với việc họ chứng minh được năng lực về kỹ thuật chuyên môn của mình, từ đó nâng cao đẳng cấp và giá trị của thương hiệu và sản phẩm.

Lâu dần, việc sử dụng máy In-house trở thành 1 chiến lược Marketing hiệu quả và được sự thừa nhận của đông đảo khách hàng, đem lại thành quả lớn cho các thương hiệu liên quan. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn, đặc biệt là qua nội dung của phần (2) trong bài viết này thì sự thật là: Không phải cứ đồng hồ dùng máy In-house thì sẽ tốt.

Nếu bạn đang muốn tìm cho mình 1 chiếc đồng hồ đeo tay chất lượng mà lại đang phân vân về những lựa chọn In-house hay không In-house thì hãy cùng phân tích vấn đề này dưới các góc độ sau đây.

Ưu điểm: 

  • Đem lại sự khác biệt về thiết kế mặt số và các tính năng của đồng hồ: thiết kế, cách bố trí sắp xếp các tính năng của một bộ máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bố cục được thể hiện trên mặt số. Với những nhà sản xuất không sử dụng máy In-house thì bố cục và tính năng sẽ rất tương đồng. Ngược lại với máy In-house, sự khác biệt sẽ được thể hiện nhờ việc làm chủ khâu thiết kế và hoàn thiện. Điều này tạo nên chất riêng, tính độc đáo cho những mẫu đồng hồ sử dụng máy In-house, thể hiện giá trị về phong cách riêng cho người đeo.

  • Mang trong mình những bí quyết công nghệ riêng biệt và độc quyền (chỉ có trên các bộ máy Inhouse toàn phần). Nhiều thương hiệu đồng hồ (đặc biệt là các thương hiệu cao cấp và xa xỉ) thường sở hữu những công nghệ đặc biệt được áp dụng trên các bộ máy độc quyền của họ. Nền tảng của những công nghệ này có được nhờ sự tự chủ từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và hoàn thiện bộ máy, các thương hiệu không dùng máy In-house sẽ gần như không thể bắt chước. Từ đó các mẫu đồng hồ sử dụng máy In-house toàn phần mang lại thêm những giá trị nổi trội về mặt kỹ thuật.

Nhược điểm:

  • Quá trình nghiên cứu, thiết kế ra một bộ máy In-house hoàn toàn mới hay tinh chỉnh, phát triển một bộ máy có sẵn đều tốn nhiều thời gian, công sức, tài chính của các hãng đồng hồ, điều này sẽ tác động làm tăng giá thành sản phẩm đến tay người dùng. Hơn nữa, không phải cứ tự mình thiết kế hay phát triển một bộ máy Inhouse thì đồng nghĩa với việc nó sẽ có chất lượng tốt. Nếu như 1 hãng đồng hồ chưa có năng lực, kinh nghiệm đủ mạnh và đủ lâu trong ngành, sẽ rất khó để trong thời gian ngắn có thể tạo ra được 1 bộ máy tốt (chính xác, ổn định). Kết quả khả quan thường sẽ chỉ đến sau 1 thời gian nhất định và có thể là cả sau nhiều thử nghiệm không thành công. 

  • Sự khác biệt về cấu trúc và các thành phần bên trong bộ máy sẽ làm giảm tính tương thích với các linh kiện thay thế. Với các bộ máy In-house (đặc biệt là In-house toàn phần) gần như chỉ có thể dùng các linh kiện của chính thương hiệu tạo ra nó, với máy In-house không toàn phần, sự lựa chọn linh kiện thay thế cũng sẽ bị hạn chế 1 phần. Điều này sẽ dẫn đến quá trình bảo dưỡng, sửa chữa khi gặp trục trặc hoặc sau thời gian dài sử dụng sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với các bộ máy có sẵn phổ biến.

Như vậy, câu hỏi “Máy In-house” có tốt không ? sẽ không có 1 đáp án chung cho tất cả các trường hợp, mà nó sẽ phụ thuộc vào từng bộ máy, từng thương hiệu cụ thể. 

Giá trị lớn nhất của một bộ máy In-house sẽ nằm ở sự “khác biệt” với phần còn lại chứ chưa bao hàm yếu tố “chất lượng” trong đó. Và trả lời cho câu hỏi có nên mua đồng hồ đeo tay sử dụng máy In-house ? sẽ nằm ở phần (4) của bài viết này.

 

4. Có nên mua đồng hồ máy In-house

Ưu và nhược điểm của máy In-house đã được đề cập ở phần (3) mà qua đó mỗi người trong chúng ta đều có thể đưa ra lựa chọn cho bản thân dựa theo việc yếu tố nào được quan tâm và ưu tiên hơn. Tạm gác sang một bên những giá trị vô hình về yếu tố “know-how” và sự độc đáo, khác biệt mà máy In-house đem lại, trong phần này chúng ta sẽ bàn về chất lượng của chúng qua 1 số ví dụ cụ thể.

- Ví dụ 1: Thương hiệu Orient trước và sau khi về tay tập đoàn Seiko

Orient là 1 thương hiệu điển hình cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm (cụ thể là bộ máy) sau khi chuyển từ máy In-house sang sử dụng nền tảng máy của Seiko-Epson.

Năm 2017, tập đoàn Seiko (Seiko Holdings) đã tiến hành sáp nhập công ty đồng hồ Orient (Orient Watch Co.) thông qua 1 công ty thành viên của mình là Seiko-Epson, và từ đó các mẫu đồng hồ Orient được ra mắt đều sử dụng bộ máy mới do Seiko-Epson cung cấp. Những bộ máy này sử dụng chung nền tảng máy của thương hiệu đồng hồ Seiko và tùy biến riêng cho Orient. 

Xét về mặt tổng thể, sau sự kiện này máy của đồng hồ Orient đã có chất lượng tương đương với đồng hồ Seiko cùng tầm giá. Đây là 1 bước tiến vượt bậc vì xét về truyền thống, kinh nghiệm cũng như công nghệ trong lĩnh vực máy đồng hồ thì Seiko hoàn toàn vượt trội so với Orient (in-house) trước đây.

Minh chứng rõ rệt có thể kể đến đó là sản phẩm Orient SK phiên bản 2015 và 2019. Bộ máy do Seiko-Epson cung cấp có đầy đủ tính năng lên cót tay, lên cót tự động, dừng kim giây chỉnh giờ và tích hợp chỉnh lịch ngày và thứ trong núm chính ở góc 3h thay vì dùng thêm 1 núm phụ (góc 2h như phiên bản cũ)

 

FEMAL001H9 (2015)

Bộ máy sử dụng núm góc 2h dạng bấm để chỉnh lịch thứ

RA-AA0B02R19B (2019)

Bộ máy tích hợp tính năng chỉnh lịch thứ và ngày bằng cách xoay núm chính (góc 3h) theo 2 chiều

Bên cạnh cải tiến về kỹ thuật và tính năng, các mẫu máy Seiko-Epson dùng trên đồng hồ Orient sau sáp nhập còn được nâng cấp đáng kể về tính thẩm mỹ

 

FDB08004B0 (mẫu cũ)

Ít chi tiết lộ máy

FAG02004B0 (mẫu mới)

Quan sát được nhiều chi tiết và chuyển động của bộ máy

 hoàn thiện máy sắc sảo hơn

Trường hợp của thương hiệu Orient đã cho thấy, bộ máy In-house không phải khi nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho việc tạo ra 1 sản phẩm chất lượng. Việc cân nhắc sử dụng bộ máy nào cho toàn bộ hay từng dòng sản phẩm đòi hỏi sự tính toán, cân nhắc kỹ của từng thương hiệu dựa trên năng lực và định hướng của họ. 

Một thương hiệu uy tín với những sản phẩm chất lượng tốt sẽ luôn lựa chọn phương án tốt nhất khi đưa sản phẩm đến tay người dùng. Điều này được minh chứng trong ví dụ (2)

- Ví dụ 2: Hầu hết thương hiệu thuộc Swatch Group sử dụng máy ETA thay vì In-house:

Bộ máy L687 của thương hiệu Longines được sản xuất bởi ETA (thuộc Swatch Group)

Bộ máy L687 của thương hiệu Longines được sản xuất bởi ETA (thuộc Swatch Group)

Xét về tính lịch sử thì từ thời sơ khai, ngành đồng hồ Thụy Sĩ đã không đi theo mô hình sản xuất dùng máy In-House. Thay vào đó, sẽ phân ra 2 dạng công ty: 1 phần chuyên sản xuất các linh kiện, bộ máy, chi tiết khác của đồng hồ, bộ phận còn lại tập trung vào lắp ráp thành phẩm và kinh doanh chúng trên thị trường. Đây gọi là mô hình “tích hợp ngang” đã giúp ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ vận hành và phát triển mạnh mẽ trong suốt hàng trăm năm. 

Từ đó có thể thấy, In-house không phải con đường duy nhất mà các hãng đồng hồ hướng đến, kể cả những thương hiệu lâu đời có thể kể đến như Tissot, MIDO, Longines, Hamilton,... là những thành viên có đóng góp lớn nhất trong doanh thu của Swatch Group - tập đoàn đồng hồ số 1 thế giới.

Các hãng này đều sử dụng bộ máy do ETA (công ty sản xuất máy thuộc Swatch Group) cung cấp, chỉ khác nhau về cấu hình kỹ thuật và mức độ hoàn thiện về mặt thẩm mỹ để phù hợp với nhu cầu và chiến lược kinh doanh của từng hãng.

Nhờ sự lựa chọn thông minh và hợp lý này, các thương hiệu trên tận dụng được rất nhiều lợi thế:

  • Tiết kiệm chi phí liên quan đến sản xuất, phát triển các bộ máy riêng mà vẫn đảm bảo chất lượng (thực tế máy ETA thông thường có độ chính xác cao hơn ít nhất 30% so với các mẫu máy phổ biến của Seiko hay Miyota-Citizen)

  • Mọi công nghệ, kinh nghiệm sẽ được tập hợp, đúc kết dồn lại cho ETA tạo ra các loại máy chất lượng cao với giá thành cạnh tranh nhất

  • Sử dụng nền tảng chung trong tập đoàn giúp các hãng chủ động nguồn cung máy và linh kiện, tối ưu hóa khâu bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm cho khách hàng.

Tất cả giúp các thương hiệu đem tới tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất với mức giá cực kỳ cạnh tranh. 

 

Kết luận: 

  • Máy In-house không đồng nghĩa với chất lượng cao nhưng chúng có ý nghĩa về sự khác biệt đối với 1 sản phẩm, 1 thương hiệu đồng hồ

  • Không nên mua 1 chiếc đồng hồ đeo tay chỉ vì nó sử dụng máy In-House. Hãy lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu có uy tín, phổ biến dùng máy In-house hoặc các thương hiệu sử dụng các bộ máy không In-house nổi tiếng, có chất lượng đã được công nhận và khẳng định lâu năm (ETA, Sellita, Seiko, Miyota-Citizen,...)

  • Bên cạnh bộ máy, 1 chiếc đồng hồ còn có nhiều yếu tố khác cần cân nhắc như thiết kế, tính năng, vật liệu, kích thước, giá thành và quan trọng nhất là thương hiệu. Hãy luôn ưu tiên những thương hiệu tốt, có uy tín, được sử dụng phổ biến nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chơi đồng hồ.

Đồng Hồ Orient SK RA-AA0B02R39B (RA-AA0B02R19B)Hot

Đồng hồ nam Orient SKRA-AA0B02R39B

Automatic|41.7mm
Giá: 8.000.000₫
Giá KM:6.400.000₫
-20%
Đồng hồ Orient TAG02004B0 (FAG02004B0)

Đồng hồ nam Orient AutomaticTAG02004B0

Automatic|41mm
Giá: 7.160.000₫
Giá KM:5.728.000₫
-20%
Orient SK VIETNAM Special Edition 2022 RA-AA0B04R19BSpecial Edition

Đồng hồ nam Orient SKRA-AA0B04R19B

Automatic|41.7mm
Giá: 8.800.000₫
Giá KM:7.040.000₫
-20%
Orient SK VIETNAM Special Edition 2022 RA-AA0B05R19BSpecial Edition

Đồng hồ nam Orient SKRA-AA0B05R19B

Automatic|41.7mm
Giá: 8.000.000₫
Giá KM:6.400.000₫
-20%

 

5. Hỏi đáp liên quan máy In-house

Hỏi: Máy In-house có chất lượng tốt hơn máy không phải In-house có đúng không ?

Trả lời: KHÔNG, chất lượng của từng bộ máy cần có sự đánh giá, so sánh cụ thể, dù In-house hay không thì cũng có nhiều cấp độ chất lượng. Để đảm bảo mua được sản phẩm mới bộ máy tốt thì cần lựa chọn những thương hiệu uy tín và sử dụng những bộ máy có nguồn gốc đáng tin cậy?

 

Hỏi: Đồng hồ sử dụng máy In-house sẽ tốt hơn các đồng hồ khác phải không ?

Trả lời: KHÔNG, cũng như đáp án cho câu hỏi trên, chất lượng đồng hồ bao gồm chất lượng máy (quan trọng nhất) và những yếu tố khác. Hãy ưu tiên lựa chọn những thương hiệu uy tín, phổ biến để đảm bảo có được sản phẩm chất lượng nên như bạn chưa đủ kiến thức và trải nghiệm thực tế để đánh giá. Lưu ý: kiến thức và trải nghiệm phải qua thời gian dài đồng thời có đối chứng, so sánh nhiều nguồn, tránh thiên kiến chủ quan.

 

Hỏi: Có nên mua đồng hồ không sử dụng máy In-house ?

Trả lời: , một sự thật rất logic đó là những bộ máy được sản xuất quy mô lớn, bán ra rộng rãi và được tin dùng bởi nhiều thương hiệu thì chất lượng sẽ không hề tồi (ví dụ máy do ETA, Sellita, Seiko, Miyota-Citizen). Sẽ chẳng có lý do gì để từ chối 1 sản phẩm chỉ vì nó không sử dụng máy In-house. 

 

Hỏi: Người mới chơi đồng hồ nến lựa chọn đồng hồ dùng máy In-house hay không ?

Trả lời: đáp án cho câu hỏi này sẽ có 2 trường hợp.

  • : nếu như đó là sản phẩm đến từ 1 thương hiệu nổi tiếng có lịch sử lâu đời, kinh nghiệm dày dặn trong nghiên cứu, chế tạo bộ máy và có sản phẩm được nói đến nhiều trong cộng đồng chơi đồng hồ thế giới (Ví dụ: Seiko, Citizen, Casio,...hoặc các thương hiệu ở tầm cao cấp, xa xỉ như Rolex, Tudor, IWC, Breguet, Patek Philippe,...)

  • KHÔNG: nếu như đó là 1 thương hiệu mới, tên tuổi chưa phố biến trên thị trường.

Với những ai đã có kinh nghiệm chơi qua nhiều dòng đồng hồ, đang tìm kiếm những lựa chọn độc đáo, khác biệt thì bất cứ 1 thương hiệu nào sử dụng máy In-house cũng sẽ đáng để thử và trải nghiệm.

 

Hỏi: Những thương hiệu nào có sử dụng máy In-house được ưa chuộng nhất ở phân khúc dưới 100 triệu VNĐ ?

Trả lời:

- Phân khúc phổ thông và trung cấp: Thương hiệu đồng hồ Seiko, đồng hồ Citizen, đồng hồ Casio,...

- Phân khúc cao cấp: Titoni, Tudor, Frederique Constant (FC),...

- Phân khúc xa xỉ: Rolex, IWC, Breguet, Patek Philippe, Zenith, Breitling,...

 

Bộ máy In-house Caliber T-10 của thương hiệu Titoni - Thụy Sĩ

Bộ máy In-house Caliber T-10 của thương hiệu Titoni - Thụy Sĩ

 

Xem thêm

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Máy In-house là gì ? Có tốt không ? Có nên mua đồng hồ dùng máy In-house (In house) ?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.14270 sec| 1141.117 kb