Cẩm nang từ A – Z những điều bạn cần biết về thế giới đồng hồ đeo tay: Các thuật ngữ dành cho đồng hồ
Nội dung bài viết
- Các thành phần cơ bản của đồng hồ
- Các ký hiệu đồng hồ đeo tay cho biết nguồn gốc xuất xứ
- Các ký hiệu đồng hồ đeo tay về chất liệu và màu sắc
- Các ký hiệu đồng hồ đeo tay về chức năng của đồng hồ
Các thuật ngữ dành cho đồng hồ
Các thành phần cơ bản của đồng hồ
Crown - Đây là núm được sử dụng để đặt và lên dây đồng hồ. Nó thường nằm ở vị trí 3 giờ 00 phút trên một chiếc đồng hồ.
Lugs - Vấu đồng hồ có nhiều hình dạng và kích cỡ, nhưng chúng có chức năng để dây đeo được gắn vào vỏ.
Case - Vỏ chứa bộ máy đồng hồ và hầu như luôn được làm từ kim loại.
Dial - Mặt đồng hồ. Đây là phần vật lý mà chúng ta nhìn thấy từ mặt trước của đồng hồ, thường có các chữ số hoặc điểm đánh dấu mà kim chỉ đến.
Crystal – Mặt kính đồng hồ là tấm kính ở mặt trước hoặc mặt sau của đồng hồ cho phép chúng ta nhìn thấy bên trong vỏ. Mặt kính thường được làm bằng kính khoáng hoặc sapphire.
Hands - Kim đồng hồ chỉ vào các số trên mặt đồng hồ. Chúng có nhiều hình dạng, kích cỡ và chất liệu.
Sub-Seconds Dial hoặc Small Seconds: Nhiều đồng hồ cơ có mặt số phụ nhỏ cho kim giây. Các mặt số phụ này có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào trên mặt số chính.
Strap - Dây đeo giữ vỏ đồng hồ gắn vào cổ tay của bạn và có thể được làm bằng kim loại như thép không gỉ, dây da, nhựa, cao su hoặc vải.
Movement - Đây là cơ chế cung cấp năng lượng cho đồng hồ và điều chỉnh thời gian.
Các ký hiệu đồng hồ đeo tay cho biết nguồn gốc xuất xứ
Các ký hiệu đồng hồ đeo tay này thường được in ở mặt sau đồng hồ mặt ở mặt số của đồng hồ.
Made in Japan: chắc hẳn bạn cũng đoán ra được là một chiếc đồng hồ được sản xuất tại Nhật Bản đúng không nào?
Swiss Made: Ký hiệu thường thấy ở những chiếc đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sỹ. Những chiếc đồng hồ có dòng chữ này thường có chất lượng cao và đã đạt tiêu chuẩn khắt khe của hiệp hội đồng hồ tại Thụy Sỹ.
Đồng Hồ Nam Tissot PRX Powermatic 80 T137.407.16.041.00 (T1374071604100)
Japan Movt: Thể hiện những chiếc đồng hồ có bộ máy đến từ Nhật Bản
Swiss Movement: Cho biết chiếc đồng hồ bạn đang cầm có bộ máy tại Thụy Sĩ nhưng không đồng nghĩa với việc rằng là chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sĩ.
Swiss Quartz: Đồng hồ có bộ máy Quartz đến từ Thụy Sĩ.
Các ký hiệu đồng hồ đeo tay về chất liệu và màu sắc
Chất liệu và màu sắc cũng được các nhà sản xuất ký hiệu riêng để quản lý dễ hơn và người bán biết rõ hơn về chiếc đồng hồ của mình.
AR (Antireflection Coating) – Lớp phủ chống phản chiếu): ký hiệu xuất hiện trên những chiếc đồng hồ thuộc phân khúc cao cấp.
Cyclops: Thấu kính được sử dụng ở các cửa sổ chỉ thời gian của đồng hồ để phóng đại con số hiển thị lên.
GF (Gold Filled): Đồng hồ được phủ vàng thật bên ngoài vỏ hoặc những chi tiết khác – mức độ phủ thường chiếm 5% trọng lượng của đồng hồ.
GP (Gold Plated): Đồng hồ có ký hiệu này chính là chỉ những chiếc đồng hồ mạ vàng thường là mạ vàng PVD.
Pt (Platinum): những chiếc đồng hồ có sử dụng chất liệu Platinum hay bạch kim trong chế tác đồng hồ.
SS (Stainless Steel): Cho biết chiếc đồng hồ của bạn đang sử dụng chất liệu thép không gỉ 316L có độ bền và độ chống xước tốt.
RG (Rose Gold): Đồng hồ có sử dụng chất liệu là vàng hồng – có thể là được mạ hoặc có chất liệu này 100% trên đồng hồ của bạn. Đây là kim loại quý và thường xuất hiện trên những chiếc đồng hồ cao cấp.
Ti (Titanium): Đồng hồ có chất liệu Titanium thường là đồng hồ cao cấp
WG (White Gold): đây cũng là một kim loại quý được sử dụng trong quá trình những chiếc đồng hồ cao cấp.
YG (Yellow Gold): đồng hồ có sử dụng vàng nguyên chất 24k
SL (Super Luminova): một loại dạ quang thường được sử dụng trong các mẫu đồng hồ thể thao.
MOP (Mother of Pearl): chất liệu thường được sử dụng để chỉ ảnh xà cừ hoặc xà cừ được sử dụng trên mặt số để đem đến màu sắc sang trọng quý phái cho đồng hồ.
TT (Two Tone hay Demi): cho biết đồng hồ của bạn có 2 màu chủ đạo và vàng và bạc
Pepsi (Blue and Red Bezel) Nếu đồng hồ của bạn có ký tự này chứng tỏ đồng hồ đang có màu anh dương và màu đỏ.Chất liệu và màu sắc cũng được các nhà sản xuất ký hiệu riêng để quản lý dễ hơn và người bán biết rõ hơn về chiếc đồng hồ của mình.
Các ký hiệu đồng hồ đeo tay về chức năng của đồng hồ
Nhiều chiếc đồng hồ có những chức năng vô cùng nổi bật khác ngoài chức năng chính của nó. Và mỗi chức năng đó các nhà sản xuất lại đưa ký hiệu khác nhau để phân biệt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
ATM (Atmosphere): là đơn vị cho biết độ chịu nước của chiếc đồng hồ của bạn.
WR (Water Resistant): chỉ số kháng nước.
COSC (Controle Officiel Suise de Chronometres): một chứng chỉ đến từ Thụy Sĩ dành tặng cho những chiếc đồng hồ đã qua bài test có tiêu chuẩn cao và chỉ sao số từ -4 đến 6 giây trong 1 ngày.
Chronograph: Đồng hồ có chức năng bấm giờ có thể tính theo giây, phút, giờ tùy theo từng loại đồng hồ.
MIDO Multifort Patrimony Chronograph M040.427.36.042.00 (M0404273604200)
Cal: chỉ tính năng riêng của mỗi đồng hồ. Thường được sử dụng trước đây để cho biết khoảng cách chuyển động của mỗi đồng hồ.
DD (Day/Date): Những chiếc đồng hồ có chức năng hiển thị lịch thứ và ngày.
GMT (Greenwich Mean Time): cho biết những chiếc đồng hồ có khả năng hiển thị giờ ở 2 múi giờ khác nhau.
LE (Limited Edition): chỉ những chiếc đồng hồ được sản xuất với phiên bản giới hạn.
PR (Power Reserve): cho biết thời gian dự trữ dây cót của những chiếc đồng hồ cơ.
Tổng hợp một số thuật ngữ chuyên ngành về đồng hồ