ĐIỀU GÌ KHIẾN CERAMIC TRỞ THÀNH CHẤT LIỆU THU HÚT NỀN SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ?

ĐIỀU GÌ KHIẾN CERAMIC TRỞ THÀNH CHẤT LIỆU THU HÚT NỀN SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ?

23/10/2017 - Tác giả: Hiền Hồ
Chất liệu Ceramic hay còn gọi là gốm, sứ. Khi nhắc đến gốm, sứ thường tạo cho chúng ta cảm giác đó là chất liệu rẻ tiền và vô cùng dễ vỡ. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong ngành chế tác đồng hồ thì gốm sứ trở nên đặc biệt với những tính năng khó có một chất liệu nào địch nổi.  Với một chiếc đồng hồ có vỏ hoặc bất kỳ chất liệu nào đó làm bằng gốm thì bạn sẽ không cần phải lo lắng nó hỏng hóc, gỉ sét hay mòn đi, mà chỉ cần không để bị va đập thì chiếc đồng hồ gần như “bất tử”.

 

Nếu chưa tìm hiểu kỹ về chất liệu này thì chúng ta vẫn luôn nghĩ gốm là loại vật liệu hữu cơ được tạo ra từ đất nung được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày như các vật dụng: chén, bát, ly… Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học thì gốm không phải là vật liệu hữu cơ và cũng không phải là một loại kim loại. Vậy thực chất gốm là chất liệu gì? Và gốm được sử dụng trong ngành sản xuất đồng hồ là loại gốm gì?

Ceramic được xếp vào loại là những chất rắn vô cơ. Vì thế những vật liệu như kim cương, than chì, kính sapphire cũng được xem là thuộc loại ceramic.


Về mặt kỹ thuật, ceramic được chia làm 4 loại. Trong đó 3 loại sẽ dùng sản xuất các vật dụng thiết yếu hàng ngày của con người, còn trong ngành chế tác đồng hồ sẽ dùng “gốm kỹ thuật hóa”. Khác với việc sử dụng trong đồ nung thông thường, loại gốm sử dụng trong đồng hồ được tạo ta từ các vật liệu nguyên chất chứa một số thành phần như oxide, carbide hay nitride, ... Đa phần chúng là hợp chất của kim loại với oxy, nitro hay carbon.

 

2. Vậy những lý do nào khiến đồng hồ làm từ vật liệu này có giá trị cao đến vậy?

Đồng hồ Michael Kors MK6324

Đồng hồ Michael Kors MK6324

Hết hàng
7.605.000₫
8.450.000₫
1 đánh giá

 

 

Cứng gấp 3 -4 lần thép không gỉ


Khi nghe đến từ “gốm” sẽ tạo cho nhiều người cảm giác nó rất dễ vỡ khi bị va chạm với những vật dụng có chất liệu cứng hơn. Tuy nhiên, gốm kỹ thuật hóa trong đồng hồ sẽ khiến bạn bất ngờ vì nó cực kỳ cứng, cao hơn thép không gỉ 3 - 4 lần. Vì vậy, để làm xước một chiếc đồng hồ làm từ chất liệu gốm là điều không hề đơn giản như nhiều người nghĩ.

 

Siêu nhẹ


Dù cứng hơn tới 3 - 4 lần thép, nhưng vật liệu gốm lại cực kì nhẹ, thường chỉ từ 2 - 6 gam/centimet khối, nhẹ hơn nhiều so với thép không gỉ (8 gam/cc) và kể cả titanium (4,5 gam/cc). Tỷ trọng thấp kết hợp với độ cứng cao đã biến gốm thành một vật liệu không chỉ hữu dụng trong ngành sản xuất đồng hồ, mà còn được sử dụng rộng rãi trong quân sự cũng như hàng không vũ trụ.

 

Khả năng chịu nhiệt cực tốt



Một tính năng không kém phần quan trọng của gốm chính là khả năng chịu nhiệt cực tốt. Chúng ta có thể thấy rằng khi sản xuất các vật dụng gốm bình thường chúng phải trải qua quy trình nung nóng cực cao để tạo ra sản phẩm đẹp, chất lượng. Trong ngành chế tác đồng hồ thì không có một chất liệu kim loại nào có thể giữ được hình dáng nếu trải qua quá trình nung, nhưng gốm thì vẫn y nguyên. Chính vì vậy, nó được sử dụng trong turbine máy bay phản lực, đĩa bay và kể cả các công cụ cắt… Trong ngành chế tác đồng hồ, gốm được tạo nên từ bột gốm sau khi trải qua quá trình xử lý, nung nóng để tạo nên hình dáng dạng rắn nhất định đạt độ cứng cần thiết. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chu trình này chính là nhiệt độ cực cao.

 

Không độc, không gây kích ứng da


Giống như titanium, gốm có tính trơ, không độc hại và không lo bị kích ứng da. Về cơ bản, thứ khiến cho titan trơ như vậy là do một lớp oxide phủ lên bề mặt loại kim loại này, lớp ấy không gì khác chính là gốm. Điều đó cũng đúng với thép không gỉ. Từ đó bạn có thể suy ra “độ trơ lì” của gốm tới mức nào.

 

Sức bền 


So với các chất liệu khác, sức bền của gốm cực lớn và cao hơn hẳn. Nếu như titanium từng được biết đến là loại cứng cáp nhất trong ngành chế tác đồng hồ với 1000mpa (ký hiệu đơn vị đo áp suất), song nó vẫn thua gốm đạt từ 1000 - 4000 mpa. Có thể thấy con số 4000 mpa chưa từng có ở một kim loại nào. Tuy nhiên đây cũng chính là điểm trừ khiến gốm bị mất điểm, vì buộc nó phải chịu một sức ép lớn mới đạt được sức bền như trên.


Nhiều năm trời, các nhà khoa học đang tìm ra cách để khiến cho gốm cứng rắn hơn. Một trong những giải pháp cho việc ấy là hai loại gốm đặc biệt: “alumina được cường hóa bởi zirconia” và “zirconia được ổn định hóa bởi yttria”. Khi mà gốm bắt đầu nứt ra dưới áp lực lớn, những phân tử gốm sẽ ép vào phần nứt và ngăn cho vết nứt lan rộng ra, từ đó làm tăng độ cứng cáp của bản thân vật liệu, tuy nhiên, độ bền của gốm vẫn kém hơn so kim loại. Vì vậy, bạn nên giữ gìn đồng hồ làm từ sứ của mình khỏi va chạm mạnh kẻo nó sẽ sớm vỡ.

 

Gốm được sử dụng làm chất liệu cho thương hiệu đồng hồ nào?


Có thể thấy so với các chất liệu khác như thép không gỉ, vàng, titanium… thì gốm chưa được sử dụng phổ biến trong ngành chế tác đồng hồ. Tuy vật liệu gốm thô chưa qua xử lý được mua với giá khá rẻ, nhưng quy trình sản xuất nó lại rất tốn kém và đảm bảo chính xác đến từng milimet. Đây là lý do khiến chỉ những hãng đồng hồ cao cấp mới có hứng thú thử sức với chất liệu mới này. Và một chiếc đồng hồ sử dụng chất liệu bằng gốm nhìn chung có giá đắt hơn so với các chất liệu khác.


Trong thế giới sản xuất đồng hồ, mỗi hãng cao cấp có một phương thức chế tác chất liệu gốm khác nhau và phải được giữ bí mật bởi quy trình tạo nên nó rất phức tạp. Bắt đầu từ Rado, rồi đến Chanel, Hublot hay Omega đang sử dụng vật liệu này trong sản phẩm của mình, từ những phần nhỏ cho tới sử dụng hoàn toàn chất liệu gốm… Ngoài ra, hiện tại, hãng Rado sử dụng zirconi-oxit và titan cacbon để chế tạo đồng hồ ceramics của mình để tạo nên một loại chất liệu “cứng như gốm” nhưng vẫn “đẹp và sang trọng như vàng”.


=>> Bạn có biết: Những cuộc thử nghiệm khốc liệt trên đồng hồ

 


 


Đến với thương hiệu Tissot, chúng ta có thể thấy hãng không ngừng tạo ra những chiếc đồng hồ chất lượng - đẳng cấp từ bên trong lẫn bên ngoài, vậy nên với những đặc tính nổi bật của gốm sẽ góp phần nâng tầm chiếc đồng hồ Tissot. Một trong những bộ sưu tập đồng hồ nữ cần nhắc đến là đồng hồ Tissot Ceramic T064. Bộ sưu tập có 8 mẫu với 2 kiểu thiết kế khác nhau ở dây và mặt đồng hồ. Kiểu thứ nhất là mặt đồng hồ tròn kết hợp cùng dây kim loại là thép không gỉ 316l đánh bóng hoặc dây demi trắng đen. Kiểu thứ 2 vẫn giữ nguyên kiểu dạng dây như trên, song chỉ khác là mặt hình vuông. Điểm cuốn hút nhất của bộ sưu tập không chỉ nằm ở kiểu dáng rất phù hợp với phụ nữ tầm trung mà còn ở chất liệu là thép không gỉ kết hợp gốm ở bộ phận vỏ và dây tạo nên sự chắc chắc, bền bỉ gần như tuyệt đối.

 

Tissot Ceramic Diamond T064.210.22.016.00

Tissot Ceramic Diamond T064.210.22.016.00

Hết hàng
Quartz
28mm
15.453.000₫
17.170.000₫
1 đánh giá

 

Xuất xứ từ Đan Mạch, Bering đem đến cho giới mộ điệu những chiếc đồng hồ xuyên thời gian, bóng bẩy và vô cùng bền bỉ. Được gợi cảm hứng bởi vẻ đẹp bắc cực, phong cách của bộ sưu tập bering mang cá tính từ dáng vẻ gọn gàng, thanh mảnh và duyên dáng tối giản. Đặc biệt, Bering sử dụng các vật liệu vô cùng bền bỉ trong đó có ceramic.

 

 ĐỒNG HỒ BERING 32430-754

 Đồng hồ Bering 32430-754


 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về ĐIỀU GÌ KHIẾN CERAMIC TRỞ THÀNH CHẤT LIỆU THU HÚT NỀN SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.10593 sec| 1056.781 kb