ÍT AI BIẾT VỀ SỨC BỀN CỦA GỐM (CERAMIC) TRÊN ĐỒNG HỒ
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về sức bền của gốm
Khi chịu lực căng thì sức chịu lực của gốm giảm đi tới 15 lần, điều đó khiến chúng trở nên vô dụng ở vô vàn thứ mà đáng lẽ có thể áp dụng. Kim loại có được những sự khác biệt không lớn giữa sức chịu căng và sức chịu ép, vì thế mới được sử dụng rộng rãi hơn hẳn. Điều này là do tính mềm của gốm khá kém, chỉ cần va đập mạnh là chúng sẽ vỡ. Chỉ cần khắc phục được những điểm này thì gốm sẽ thay thế mọi vật liệu trên đời, tuy nhiên thật đáng tiếc! Do đó, nếu bạn đang đeo 1 chiếc đồng hồ được làm từ gốm thì nên giữ gìn cẩn thận nhé.
2. Lí do nào khiến gốm vừa có sức bền tốt mà lại không tốt?
Chính những liên kết nguyên tử đã vừa làm nên điểm mạnh, vừa tạo nên điểm hạn chế cho loại vật liệu suýt hoàn hảo này. Như kim loại với những “liên kết kim loại” của mình, dù chúng không có sức mạnh lớn nhưng chúng không bị thay đổi các liên kết nguyên tử. Vì thế, những nguyên tử kim loại có thể liên kết với các nguyên tử kim loại khác ở bất kì góc độ nào, điều này khiến kim loại vừa cứng rắn lại vừa dẻo dai.
Còn gốm thì lại không được như vậy, chúng có những liên kết cộng hóa trị và những liên kết ion đặc trưng. Chúng rất mạnh nhưng liên kết nguyên tử lại bị đặt theo một hướng nhất định, điều đó khiến cho các nguyên tử không thể tự do đi chuyển và liên kết với nhau, vì thế gốm có đặc điểm là không hề dễ uốn.
Để giải quyết được hạn chế này các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp hữu hiệu cho gốm cứng rắn hơn, đó là cho ra 2 loại gốm đặc biệt: “alumina được cường hóa bởi zirconia” và “zirconia được ổn định hóa bởi yttria”. Khi mà gốm bắt đầu nứt ra dưới áp lực lớn, những phân tử gốm sẽ ép vào phần nứt và ngăn cho vết nứt lan rộng ra, từ đó làm tăng độ cứng cáp của bản thân vật liệu, nhưng độ bền của loại gốm này vẫn kém kim loại vài phần. Độ rắn của gốm thì đạt mức cực cao cũng như khả năng chịu nhiệt của gốm thì cực kì tốt. Ở mức nhiệt không kim loại nào có thể giữ được hình dáng ban đầu thì gốm vẫn bảo toàn được hình dạng. Đây là lí do, gốm thường xuất hiện trong các chi tiết như turbine máy bay phản lực, đĩa phanh hay các công cụ cắt….
Phương pháp sản xuất gốm hầu hết dựa vào việc tạo nên khối rắn từ bột gốm, cũng giống như việc bạn nặn 1 quả cầu tuyết và hơi nóng cùng với sức ép từ lòng bàn tay sẽ khiến quả cầu ấy rắn lại. Bột gốm cũng sẽ phải trải quá 1 quá trình như vậy để tạo nên hình dáng nhất định. Nhiệt độ cao là yếu tố quan trọng trong việc đưa gốm vào trạng thái gần đặc để có được độ cứng cần thiết (hay còn gọi là nung). Việc sản xuất này bắt đầu bằng việc tạo hình bột gốm thành những vỏ, dây đồng hồ và nung trong áp suất nhiệt độ cao. Vì thế, đồng hồ làm bằng gốm thường rất đắt bởi để sản xuất ra vỏ, dây đồng hồ cần rất nhiều thời gian và chi phí cũng như công sức chế tác.
Đeo đồng hồ có chất liệu làm từ gốm bạn có thể hoàn toàn yên tâm, bởi gốm có tính trơ, không độc cũng như không gây dị ứng. Hơn nữa, đeo đồng hồ bằng gốm bạn cũng không phải lo bị “ăn mòn” hay gỉ sét, chỉ cần bạn giữ gìn chiếc đồng hồ của bạn tránh những va đập mạnh thì chiếc đồng hồ của bạn sẽ gần như “bất tử”. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không trải nghiệm với 1 chiếc đồng hồ chất liệu ceramic nhỉ?