
MÀU CỦA VỎ VÀ DÂY ĐỒNG HỒ KIM LOẠI ĐƯỢC TẠO RA BẰNG CÁCH NÀO?
Nội dung bài viết
- 1. Màu sắc đến từ sự nguyên bản của vật liệu
- 2. Sự đa dạng đến từ công nghệ mạ màu trên đồng hồ
- 3. Một số công nghệ mạ màu phổ biến
Ở điều kiện thời tiết như ở Việt Nam, những mẫu đồng hồ kim loại thường nhận được sự ưu ái hơn do nhiều ưu điểm mà chúng sở hữu. Dù không có nhiều sự lựa chọn về màu sắc như những mẫu đồng hồ cao su, silicon, … nhưng những gam màu mà đồng hồ kim loại mang đến lại giúp cho người dùng sở hữu những phong cách riêng biệt. Hãy cùng điểm lại những phương pháp tạo ra màu sắc cho những mẫu đồng hồ kim loại nhé!
1. Màu sắc đến từ sự nguyên bản của vật liệu
Đây có lẽ là cách dễ nhất để tạo nên màu sắc cho những chiếc đồng hồ đó chính là giữ nguyên màu sắc của vật liệu làm ra chúng. Các loại vật liệu được chế tác nguyên khối thường là thép hoặc vàng 18K. Với những loại vật liệu này, màu sắc gần như có thể được giữ vĩnh viễn, ít chịu ảnh hưởng và tương đối trơ với môi trường. Ngày nay, vật liệu được sử dụng phổ biến nhất có lẽ là thép không gỉ 316L với nhiều ưu điểm về độ bền. Cùng với đó gam màu trắng bạc đơn giản mà nó đem lại vẫn luôn tạo nên sức hút đặc biệt cho mọi mẫu đồng hồ. Với những loại chất liệu này, bạn có thể dễ dàng đánh bóng chúng nếu như bị xước hay bị xỉn màu.

Tissot Vintage Chronograph 18k Gold T920.417.76.441.00
2. Sự đa dạng đến từ công nghệ mạ màu trên đồng hồ
Hạn chế của các vật liệu nguyên bản là nó không tạo ra sự đa dạng về màu sắc cho người sử dụng, vì lí do này rất nhiều công nghệ phủ màu cho vật liệu nguyên bản đã được nghiên cứu để chiều lòng người dùng. Về nguyên tắc, phương pháp mạ màu là sử dụng một lớp mỏng loại vật liệu có màu khác phủ lên trên vật liệu gốc để hạn chế tác động của chất hóa học gây phản ứng hoặc tác động vật lí làm xước đến vỏ cũng như dây đồng hồ. Tuy nhiên, lớp mạ màu này nếu như mất đi thường không thể phục hồi được. Dù sử dụng kỹ thuật xử lí bề mặt nào thì công nghệ mạ màu cũng mang đến những sản phẩm vô cùng đa dạng về màu sắc. Những công nghệ hiện đại cũng mang đến đặc tính và độ bền tương đương với việc sử dụng vật liệu nguyên khối.
3. Một số công nghệ mạ màu phổ biến

Đồng hồ đôi Tissot T085.407.22.011.00 và T085.207.22.011.00
- Công nghệ PVD (Physical Vapor Deposition): là công nghệ mạ màu được ứng dụng phổ biến nhất trong chế tác đồng hồ hiện nay. Nguyên lý của phương pháp này khá đơn giản, vật liệu mạ được chuyển từ thể rắn sang hơi và đưa vào vật liệu gốc dưới điều kiện cụ thể để đảm bảo có thể bám màu một cách chi tiết nhất. Ưu điểm của phương pháp này mang đến màu mạ khó phai và không bong tróc.
- Công nghệ CVD (Chemical Vapor Deposition): là một biến thể khác của PVD, nhưng được thực hiện thông qua cơ chế phản ứng hóa học. Phương pháp này thường xuất hiện ở các bộ phận của máy nhiều hơn là vỏ và dây đeo đồng hồ.
- DLC (Diamond Like Carbon): là vật liệu siêu cứng có khả năng chống trầy cao nhưng sở hữu mức chi phí không hề nhỏ nên chỉ xuất hiện ở một số ít mẫu đồng hồ.