Xuất xứ của đồng hồ có quan trọng không ? Vì sao ?

Xuất xứ của đồng hồ có quan trọng không ? Vì sao ?

13/04/2022 - Tác giả: DuyanhWatch
Đồng hồ này sản xuất ở đâu ? Đồng hồ có xuất xứ như thế nào ? Đồng hồ sản xuất tại đâu thì có chất lượng tốt ? Nên mua đồng hồ của nước nào ? Đồng hồ của thương hiệu Nhật nhưng sản xuất ở Trung Quốc có tốt không ?

Đó là những câu hỏi thường thấy liên quan đến xuất xứ của 1 chiếc đồng hồ mà hầu hết chúng ta có hoặc cũng đã từng quan tâm. Quan niệm thông thường hay gắn xuất xứ đồng hồ với chất lượng của chúng ? Vậy nên:

1. Xuất xứ đồng hồ là gì ? 

2. Xuất xứ có liên quan gì đến chất lượng đồng hồ ?

3. Tầm quan trọng của xuất xứ đối với đồng hồ ra sao ?

4. Nên mua đồng hồ xuất xứ từ nước nào ?

5. Nếu các sản phẩm cùng 1 hãng nhưng lại có xuất xứ khác nhau thì nên lựa chọn như thế nào ?


 

sẽ là những câu hỏi được giải đáp trong bài viết này.

 

1. Xuất xứ đồng hồ là gì ?

 

Trước hết, chúng ta cần phân tích khái niệm “Xuất xứ”. Trong sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất đồng hồ nói riêng đây là 1 khái niệm tương đối phức tạp, có nhiều cách hiểu, nhiều cách định nghĩa xuất phát từ những quan điểm và tiêu chuẩn riêng. Thậm chí, mỗi quốc gia, mỗi khu vực cũng có những cách hiểu khác nhau về “Xuất xứ”. 

 

Tuy nhiên, “Xuất xứ” thường được hiểu theo 1 số cách sau đây (áp dụng phổ biến trong ngành đồng hồ)

 

a. Xuất xứ để chỉ nơi khai sinh ra thương hiệu đồng hồ.

b. Xuất xứ để chỉ nơi đặt trụ sở chính (hiện tại) của thương hiệu đồng hồ.

c. Xuất xứ để chỉ quốc tịch của cá nhân hoặc tổ chức sáng lập ra thương hiệu đồng hồ

d. Xuất xứ để chỉ nơi thực hiện sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh của 1 chiếc đồng hồ.

Xuất xứ để chỉ nơi sản xuất bộ máy (là phần quan trọng nhất của đồng hồ).

Điểm qua các định nghĩa trên, có thể thấy quan niệm về xuất xứ đồng hồ không hề đơn giản. Không có cách định nghĩa nào là sai, tất cả đều đúng dưới góc độ của nó và cũng nói lên 1 phần về thương hiệu cũng như bản thân sản phẩm đó. Nếu thử phân tích 1 số thương hiệu nổi tiếng theo các cách định nghĩa trên, ta có kết quả như sau:

 

Ví dụ 1: Tissot, Longines, MIDO, Certina

Xét theo cả 5 định nghĩa (a), (b), (c), (d), (e) thì cả 5 thương hiệu này đều có xuất xứ Thụy Sĩ.

Cả 4 hãng này đều sản xuất sản phẩm theo chuẩn Swiss Made (máy Thụy Sĩ, lắp ráp và kiểm định đồng hồ tại Thụy Sĩ) và đều là thành viên Swatch Group (tập đoàn đồng hồ lớn nhất thế giới)

  • Tissot thành lập năm 1853 tại Le Locle, Thụy Sĩ bởi cha con người Thụy Sĩ Charles-Felicien Tissot (1 thợ kim hoàn) cùng với con trai mình là Charles-Emile Tissot (1 thợ đồng hồ). Ngày nay, Tissot vẫn giữ trụ sở chính đặt tại Le Locle.

  • Longines thành lập năm 1832 bởi Auguste-Agassiz (người Thụy Sĩ) tại Saint Imier, Thụy Sĩ. Ngày nay, Longines vẫn giữ trụ sở chính đặt tại Saint-Imier.

  • MIDO thành lập năm 1918 tại Biel, Thụy Sĩ bởi George G. Schaeren (quốc tịch Thụy Sĩ). Ngày nay hãng đã chuyển trụ sở về Le Locle, Thụy Sĩ

  • Certina thành lập năm 1888 tại Grenchen, Thụy Sĩ bởi anh em người Thụy Sĩ là Adolf & Alfred Kurth. Ngày nay, hãng chuyển trụ sở chính về Le Locle, Thụy Sĩ.

Longines Master Collection L2.628.5.97.7

Longines Master Collection L2.628.5.97.7

Sẵn hàng
Automatic
38.5mm
93.150.000₫
103.500.000₫
1 đánh giá
Tissot Gentleman Powermatic 80 Silicium T127.407.11.091.01

Tissot Gentleman Powermatic 80 Silicium T127.407.11.091.01

Sẵn hàng
Automatic
40mm
22.680.000₫
25.200.000₫
1 đánh giá

 

Ví dụ 2: Seiko, Citizen, Orient, Casio

Xét theo (a), (b), (c) thì cả 4 hãng này đều có xuất xứ Nhật Bản.

  • Seiko thành lập năm 1881 tại Tokyo bởi 1 người Nhật là ông Kintaro Hattori, ngày nay trụ sở chính của hãng này vẫn đặt tại Tokyo, Nhật Bản

  • Citizen thành lập năm 1918 cũng tại Tokyo bởi người Nhật với tên ban đầu là Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha, sau được đổi tên thành CITIZEN bởi thị trưởng Tokyo thời đó là ngài Goto, đến nay trụ sở hãng vẫn đặt tại Nishitōkyō, Tokyo.

  • Orient thành lập năm 1950 tại Tokyo, Nhật Bản bởi ngài Shogoro Yoshida (quốc tịch Nhật Bản), hiện nay Orient đặt trụ sở chính tại Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản.

  • Casio được thành lập tháng 4 năm 1946 bởi kỹ sư người Nhật Kashio Tadao tại Tokyo, đến nay công ty vẫn đặt trụ sở chính tại thủ đô nước Nhật.

Seiko Presage SRPF37J1

Seiko Presage SRPF37J1

Sẵn hàng
Automatic
38.5mm
11.655.000₫
12.950.000₫
1 đánh giá

Tuy nhiên, xét theo (d) và (e) thì các hãng này có nhiều xuất xứ khác nhau. Cụ thể:

  • Các dòng sản phẩm (thường là cao cấp) được lắp ráp tại Nhật Bản, sử dụng máy Nhật Bản

  • Các dòng sản phẩm khác (hầu hết là phổ thông và trung cấp) cũng sử dụng máy Nhật Bản nhưng lắp ráp ở nước ngoài tại nhà máy của các hãng (Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc,...)

 

Ví dụ 3: Hamilton

Lịch sử của hãng này khá đặc biệt nên cách tính xuất xứ cũng sẽ phức tạp hơn

  • Xét theo (a), (c) thì xuất xứ của Hamilton là Mỹ. Hãng này thành lập năm 1892 tại Lancaster, Pennsylvania, Hoa Kỳ bởi các nhà sáng lập người Mỹ.

  • Xét theo (b) thì xuất xứ là Thụy Sĩ. Năm 1966, Hamilton mua lại hãng Buren của Thụy Sĩ và sau đó chuyển trụ sở về Thụy Sĩ, ngày nay “đại bản doanh” hãng này đóng tại Biel, Thụy Sĩ và cũng là 1 trong những thành viên của Swatch Group như Tissot, MIDO, Longines, Certina,...

  • Xét theo (d), (e) thì sẽ có 3 giai đoạn: với 2 xuất xứ là Mỹ và Thụy Sĩ

  • Từ khi thành lập (1892) đến trước khi mua lại Buren (1966): đồng hồ Hamilton sản xuất tại Mỹ

  • Từ khi mua Buren (1966) đến khi đóng cửa nhà máy Lancaster (1969): đồng hồ Hamilton sản xuất tại cả Mỹ và Thụy Sĩ

  • Sau năm 1969: đồng hồ Hamilton sản xuất tại Thụy Sĩ

  • Ngày nay, đồng hồ Hamilton sản xuất theo tiêu chuẩn Swiss Made (máy Thụy Sĩ, lắp ráp và kiểm định đồng hồ tại Thụy Sĩ)

Hamilton Khaki Aviation Converter H76625530

Hamilton Khaki Aviation Converter H76625530

Sẵn hàng
Automatic
42mm
27.324.000₫
30.360.000₫
1 đánh giá

 

Ví dụ 4: Frederique Constant (FC)

  • Xét theo (a), (b), (d), (e) thì FC có xuất xứ Thụy Sĩ. Hãng này thành lập năm 1988 tại Geneva Thụy Sĩ, đến nay vẫn đặt trụ sở chính tại đây. FC sản xuất đồng hồ theo chuẩn Swiss Made (máy Thụy Sĩ, lắp ráp và kiểm định đồng hồ tại Thụy Sĩ)

  • Riêng xét theo (c) thì lại có thể tính là Hà Lan vì 2 nhà đồng sáng lập đều đến từ nước này là Peter và Aletta Stas

Đồng hồ Frederique Constant Slimline FC-312V4S4

Đồng hồ Frederique Constant Slimline FC-312V4S4

Sẵn hàng
Automatic
40mm
55.785.500₫
65.630.000₫
1 đánh giá

Kiểu xuất xứ này ít thấy ở các thương hiệu quy mô lớn nhưng lại khá phổ biến ở các thương hiệu nhỏ, đặc biệt là các thương hiệu thuộc sở hữu của các nghệ nhân, nhà chế tác độc lập. 

Đơn cử có thể kể đến Peter Speake-Marin, nghệ nhân chế tác người Anh nhưng ông thành lập thương hiệu cùng tên tại Geneva, Thụy Sĩ nơi mà ngành công nghiệp đồng hồ cực kỳ phát triển giúp đem lại lợi thế về nhân công trình độ cao cũng như chuỗi cung ứng linh kiện, trang thiết bị và mạng lưới phân phối tốt nhất cho việc phát triển 1 hãng đồng hồ cao cấp. Đây cũng là lý do mà thương hiệu Hamilton (ở ví dụ 3) đã chuyển sản xuất về Thụy Sĩ dù hãng này khai sinh ở Hoa Kỳ.

 

→ Kết luận: Nền tảng nhân lực, kỹ thuật, chuỗi cung ứng, mạng lưới phân phối là 1 trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến quyết định việc lựa chọn nơi sản xuất và lắp ráp sản phẩm của các hãng đồng hồ.

 

2. Xuất xứ có liên quan gì đến chất lượng đồng hồ ?

 

Câu trả lời cho câu hỏi thứ 2 này chắc chắn là CÓ. Xuất xứ thực sự có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của 1 chiếc đồng hồ. Tuy nhiên, sự thật không đơn giản là xuất xứ từ những nước công nghiệp phát triển như Thụy Sĩ, Nhật, Mỹ, Anh, Pháp,... thì sẽ có chất lượng cao hơn các nước khác như Trung Quốc,... Thực tế, xuất xứ ảnh hưởng lên chất lượng của đồng hồ theo những cách sau đây.

Thứ nhất, đó là ảnh hưởng về mặt kỹ thuật, công nghệ và nhân lực sản xuất (xét theo định nghĩa (d) ở phần (1) nói về nơi thực hiện khâu lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Qua các ví dụ ở phần 1 và thực tế thị trường, có thể thấy đồng hồ ngày nay chủ yếu được sản xuất từ 3 quốc gia chính là Thụy Sĩ, Nhật Bản và Trung Quốc. Sự khác biệt về chất lượng của đồng hồ sản xuất từ 3 quốc gia này có thể được mô phỏng trong biểu đồ dưới đây.


 

Theo chiều đi lên của chất lượng sản phẩm. Đồng hồ có xuất xứ Thụy Sĩ đứng đầu, tiếp sau là Nhật Bản và dưới cùng là Trung Quốc. Thứ tự này được đánh giá dựa trên chất lượng nói chung của sản phẩm được sản xuất với quy mô lớn (đối với các sản phẩm xa xỉ, đặc biệt, số lượng sản xuất ít, thậm chí là độc bản vốn luôn có chất lượng đỉnh cao dù xuất xứ từ bất cứ quốc gia nào). 

Điều quan trọng thứ 2 được rút ra từ biểu đồ này là việc tồn tại 1 khoảng ‘giao thoa’ giữa chất lượng sản phẩm của Thụy Sĩ và Nhật Bản, cũng như Nhật Bản và Trung Quốc. Cụ thể, có thể hiểu:

  • Nhật Bản dù ở tầm thấp hơn, cũng có những sản phẩm ngang tầm chất lượng của Thụy Sĩ, thậm chỉ cao hơn sản phẩm Thụy Sĩ ở mức phổ thông và tầm trung (đây thường là các mẫu cao cấp của Seiko, Citizen, Orient, Casio)

  • Những sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc cũng có thể đạt chất lượng tương đương 1 số phân khúc của đồng hồ Nhật Bản (đây thường là các mẫu phổ thông và trung cấp của Seiko, Citizen, Orient, Casio)

Đến đây có thể bạn sẽ đặt câu hỏi rằng: Những nước phát triển và nổi tiếng về uy tín chất lượng sản phẩm ở nhiều lĩnh vực như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nga nằm ở đâu trong biểu đồ về chất lượng này ?

Câu trả lời là ngoài nước Đức vẫn có 1 nền công nghiệp đồng hồ cực kỳ phát triển (tiệm cận với đẳng cấp của Thụy Sĩ) thì các nước còn lại gần như đã không còn phát triển ngành này. Có thể họ vẫn sở hữu 1 số thương hiệu hay nghệ nhân làm đồng hồ nổi tiếng nhưng chỉ với sản lượng rất thấp và không phổ biến. Xét trên góc độ sản xuất công nghiệp, quy mô lớn (cũng chính là các thương hiệu phổ biến nhất thế giới) thì Anh, Đức, Pháp, Nga đều đã không còn là “ông lớn”.

Điều này, hoàn toàn dễ hiểu vì những lý do sau đây:

  • Mỗi quốc gia đều có những lợi thế, chiến lược phát triển riêng, phù hợp với từng giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử. 

Ví như Thụy Sĩ là 1 nước nhỏ ở Châu Âu nhưng lại sở hữu thế mạnh vượt bậc về công nghiệp đồng hồ nhờ vị trí địa lý thuận lợi (nằm giữa nhiều nước lớn - thuận tiện giao thông, cung ứng), chính sách phát triển mang tầm quốc gia (Thụy Sĩ không có nhiều lựa chọn phát triển các ngành khác). Trong khi đó, Anh-Mỹ-Nga đều từng là cường quốc đồng hồ nhưng ngày nay do có nhiều lựa chọn phát triển, ngành này đã không còn là trọng tâm của họ, thậm chí nhiều hãng đồng hồ của các nước này đã chọn con đường tiếp tục lịch sử của mình bằng cách chuyển hoạt động sản xuất sang Thụy Sĩ như Hamilton, Bulova,...

  • Sản phẩm chỉ có thể đạt được [chất lượng cao + giá thành hợp lý] khi được sản xuất với quy mô đủ lớn cùng công nghệ và hệ thống phân phối hiệu quả.

Nguyên tắc cơ bản trong sản xuất đó là số lượng càng lớn thì giá thành càng rẻ mà 

chất lượng vẫn được đảm bảo. Đồng thời, những nơi có nền sản xuất của mặt hàng đó phát triển thì sẽ sở hữu máy móc, công nghệ, nhân lực ở trình độ cao hơn các khu vực khác.

Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh đó là hệ thống phân phối, vận chuyển càng rộng, khắp, thuận lợi, hiệu quả thì giá thành sẽ càng cạnh tranh.

 

Chính vì 2 nguyên nhân trên mà hầu hết các hãng đồng hồ sẽ lựa chọn đặt nhà máy và sản xuất tại các quốc gia có nền tảng công nghiệp đồng hồ phát triển, sở hữu thị trường tiêu thụ lớn và khả năng kết nối vận chuyển tốt với các khu vực khác.

→ Thụy Sĩ và Trung Quốc đáp ứng tốt nhất 2 tiêu chí này.

  • Đối với Thụy Sĩ: đây được coi là cái nôi của ngành công nghiệp đồng hồ thế giới, nơi hội tụ tinh hoa đỉnh cao trong chế tác, sản xuất đồng hồ với sự quy tụ của những thương hiệu đẳng cấp hàng đầu, những nghệ nhân bậc thầy, công nghệ - máy móc sản xuất tiên tiến nhất. Truyền thống lâu đời giúp Thụy Sĩ cũng sở hữu được mạng lưới phân phối, xuất khẩu hiệu quả, dễ dàng đưa sản phẩm đến tay người dùng ở khắp nơi trên thế giới

  • Đối với Trung Quốc: Tuy mới chỉ là quốc gia đang phát triển, nhưng Trung Quốc cũng là cường quốc đồng hồ thứ 4 thế giới sau Thụy Sĩ, Đức và Nhật. Trung Quốc sở hữu lợi thế về thị trường lớn (hơn 1.5 tỷ dân) ; mạng lưới vận tải (hàng không, cảng biển) ; các trung tâm thương mại quốc tế hàng đầu (HongKong, Thượng Hải) ; chính sách ưu đãi của Chính Phủ cho sản xuất nội địa. Những yếu tố này là ưu thế quyết định của Trung Quốc trong việc thu hút các thương hiệu sản xuất đồng hồ tại quốc gia này

 

KẾT LUẬN: Đồng hồ sẽ có chất lượng tốt nhất khi được sản xuất tại các quốc gia có kinh nghiệm, công nghệ, truyền thống và đặc biệt là sở hữu những điều kiện thuận lợi nhất cho riêng ngành sản xuất đồng hồ. 

 

3. Tầm quan trọng của xuất xứ đối với đồng hồ ra sao ?

Có thể khẳng định, xuất xứ là yếu tố quan trọng đối với bất cứ chiếc đồng hồ nào, ảnh hưởng đến quyết định chọn mua của chúng ta. Cụ thể, tầm quan trọng của xuất xứ thể hiện ở 2 khía cạnh sau:

 

Thứ nhất là CHẤT LƯỢNG, như đã phân tích và kết luận ở phần (2), xuất xứ (tính theo nơi sản xuất-lắp ráp) có liên quan mật thiết đến chất lượng của đồng hồ. Nên ưu tiên các sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia có ngành công nghiệp đồng hồ phát triển như

  • Phân khúc cao cấp: Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản

  • Phân khúc trung cấp: Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc,...

  • Phân khúc phổ thông: Nhật Bản, Trung Quốc,...

Lựa chọn đồng hồ sản xuất-lắp ráp tại các quốc gia này sẽ mang lại sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm hơn so với các quốc gia khác (nhận định này mang tính khái quát chung cho các sản phẩm đồng hồ sản xuất quy mô lớn, không áp dụng với các sản phẩm đặc biệt hay độc bản)

Nếu còn băn khoăn về chất lượng đồng hồ sản xuất tại Trung Quốc, hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ về ngành công nghiệp đồng hồ nước này:

 

Thứ hai là GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU, các thương hiệu có nguồn gốc từ các quốc gia phát triển như Thụy Sĩ, Nhật, Mỹ, Anh, Pháp thường mang lại giá trị thể hiện bản thân và phong cách cao hơn cho người dùng so với các thương hiệu từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào được quảng cáo có nguồn gốc hoặc lịch sử từ các quốc gia này đều có chất lượng tốt. Nếu chưa hiểu rõ về lịch sử và uy tín của thương hiệu bạn đang quan tâm, hãy kết hợp với yếu tố thứ nhất về nơi sản xuất để đưa ra quyết định.

Đồng hồ Longines Master Annual Calendar L2.910.4.51.6Mua 1 tặng 1

Đồng hồ nam Longines MasterL2.910.4.51.6

Automatic|40mm
Giá: 66.125.000₫
Giá KM:59.512.500₫
-10%
Đồng Hồ Citizen C7 NH8390-11XHot

Đồng hồ nam Citizen AutomaticNH8390-11X

Automatic|40mm
Giá: 8.177.000₫
Giá KM:6.541.600₫
-20%
Đồng hồ Seiko Presage Cocktail Limited Edition SRPE47J1Limited

Đồng hồ nam Seiko PresageSRPE47J1

Automatic|38.5mm
Giá: 18.400.000₫
Giá KM:16.560.000₫
-10%
Tissot Gentleman Powermatic 80 Silicium T127.407.16.031.01

Đồng hồ nam Tissot T-ClassicT127.407.16.031.01

Automatic|40mm
Giá: 23.450.000₫
Giá KM:21.105.000₫
-10%
Seiko 5 Sports Field Quân Đội SRPG33K1S

Đồng hồ nam Seiko 5 Quân ĐộiSRPG33K1S

Automatic|39.4mm
Giá: 8.760.000₫
Giá KM:7.884.000₫
-10%

4. Nên mua đồng hồ xuất xứ từ đâu ?

Từ đáp án ở phần (3) có thể khẳng định về cơ bản, khi chọn mua đồng hồ, chúng ta nên ưu tiên sản phẩm được sản xuất từ các quốc gia có thế mạnh trong ngành này như Thụy Sĩ, Đức, Nhật, Trung Quốc,...

Về bộ máy, nên ưu tiên các mẫu đồng hồ sử dụng máy Thụy Sĩ, Đức, Nhật,...

Từ đó chúng ta sẽ có những lựa chọn thường gặp sau đây:

  • Đồng hồ lắp ráp tại Thụy Sĩ, sử dụng máy Thụy Sĩ

  • Đồng hồ lắp ráp tại nước thứ 3, sử dụng máy Thụy Sĩ

  • Đồng hồ lắp ráp tại Nhật Bản, dùng máy Nhật Bản

  • Đồng hồ lắp ráp tại nước thứ 3, dùng máy Nhật Bản

Tissot PRX Powermatic 80 T137.407.11.051.00

Đồng hồ nam Tissot PRXT137.407.11.051.00

Automatic|40mm
Giá: 21.000.000₫
Giá KM:18.900.000₫
-10%
Đồng Hồ Longines Master Collection L2.628.5.59.7HotMua 1 tặng 1

Đồng hồ nam Longines MasterL2.628.5.59.7

Automatic|38.5mm
Giá: 103.500.000₫
Giá KM:93.150.000₫
-10%
Longines Spirit L3.810.4.03.2Mua 1 tặng 1

Đồng hồ nam Longines SpiritL3.810.4.03.2

Automatic COSC|40mm
Giá: 60.375.000₫
Giá KM:54.337.500₫
-10%
MIDO Baroncelli Big Date Limited Edition 2020 M027.426.36.043.00Limited

Đồng hồ nam Mido BaroncelliM027.426.36.043.00

Automatic|40mm
Giá:31.580.000₫

5. Nếu các sản phẩm cùng 1 hãng nhưng lại có xuất xứ khác nhau thì nên lựa chọn như thế nào ?

 

Trên thực tế, nếu xét theo nơi sản xuất hoặc bộ máy thì 1 thương hiệu có thể có nhiều xuất xứ khác nhau.

Ví dụ thường thấy nhất là các thương hiệu Nhật Bản như Seiko, Orient, Citizen, Casio sẽ có những dòng sản xuất tại Nhật Bản, 1 số dòng khác lại sản xuất ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… 

Có những quan điểm cho rằng, sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản sẽ có chất lượng tốt hơn sản xuất tại các quốc gia khác. Quan điểm này, trên thực tế là KHÔNG CHÍNH XÁC, nguyên nhân xin được giải thích sau đây.

Xét 2 trường hợp

  • Trường hợp 1: Cùng 1 mẫu đồng hồ nhưng có phiên bản sản xuất tại Nhật và phiên bản sản xuất tại quốc gia khác ( ví dụ Trung Quốc).

  • Trường hợp 2: 2 mẫu đồng hồ khác nhau, 1 mẫu sản xuất tại Nhật Bản, mẫu còn lại sản xuất tại quốc gia khác (ví dụ Trung Quốc).

 

Với Trường hợp 1, sở dĩ hãng sản xuất tại các nhà máy khác nhau dẫn đến xuất xứ theo nơi sản xuất khác nhau vì 1 hay nhiều những lý do được liệt kê dưới đây:

  • Phân phối công suất sản xuất cho các nhà máy khác nhau nhằm đảo bảo thời gian giao hàng theo nhu cầu thị trường

  • Tận dụng sự thuận lợi về mặt địa lý trong khâu phân phối, giảm thiểu khoảng cách và thời gian giao sản phẩm từ nhà máy đến các cửa hàng (phiên bản sản xuất tại Nhật thường sẽ phân phối tại thị trường nội địa hoặc các nước lân cận để giảm thiểu chi phí vận chuyển, tương tự với phiên bản sản xuất tại các quốc gia khác)

  • Tận dụng những chính sách ưu đãi của Chính phủ các nước dành cho sản phẩm được sản xuất tại quốc gia đó về thuế, phí, các ưu tiên khác. Ví dụ: nếu đồng hồ được sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ khách hàng ở thị trường Trung Quốc sẽ hiệu quả hơn so với sản xuất tại Nhật Bản (phải chịu thêm thuế nhập khẩu,...)

  • Tận dụng những chính sách ưu đãi từ các hiệp định thương mại liên chính phủ giữa các nước. Ví dụ: Thuế và chi phí xuất khẩu từ Trung Quốc đi 1 số thị trường, kể các các thị trường phát triển như Châu Âu và Mỹ có thể thấp hơn so với xuất khẩu từ Nhật Bản do các thỏa thuận riêng sẵn có giữa các nước này.

Với Trường hợp 2, hãng sẽ lựa chọn nơi sản xuất cho các mẫu đồng hồ nhất định dựa trên 1 hay nhiều những lý do sau đây:

+ Công nghệ và nhân công sản xuất phù hợp: Mỗi sản phẩm cần công nghệ vật liệu, máy móc và nhân công có trình độ và được đào tạo phù hợp để sản xuất, chế tác. Các hãng sẽ dựa vào những yếu tố này để lựa chọn địa điểm sản phẩm phù hợp nhất để tối ưu chi phí và đảm bảo chất lượng. Những sản phẩm đơn giản, không có công nghệ đặc biệt hoặc đã đưa vào sản xuất liên tục ổn định thời gian dài thường được phân công cho nhà máy tại các nước có chi phí sản xuất thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, như Trung Quốc. Các sản phẩm mới, có hàm lượng công nghệ cao, bí quyết riêng... thường sẽ được phân công sản xuất tại các nhà máy tại Nhật Bản đồng nghĩa chấp nhận chi phí đầu vào cao, giá thành đến tay người tiêu dùng cũng cao hơn.

+ Nguồn nguyên vật liệu phù hợp: Đồng hồ được chế tác nên bởi rất nhiều vật liệu khác nhau của phần máy, vỏ, kính, dây, khóa và các chi tiết trang trí khác. Nguồn nguyên vật liệu của các thành phần này có thể phân bố ở các khu vực khác nhau nên các hãng sẽ tính toán lựa chọn địa điểm sản xuất tại quốc gia thuận lợi nhất về cung ứng nguyên vật liệu sao cho đạt hiệu quả tối ưu song song với đảm bảo về mặt công nghệ và chất lượng. Điều này lý giải có 1 số sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp của các hãng Nhật Bản vẫn được sản xuất tại Trung Quốc hoặc các nước khác.

+ Tối ưu khả năng tiếp cận với 1 số dòng sản phẩm đặc thù của từng thị trường. Mỗi thị trường có nhu cầu và thị hiếu riêng dẫn đến việc sẽ có 1 số mẫu mã rất được ưa chuộng tại 1 hay 1 số thị trường nhất định nào đó. Các hãng sẽ tính toán để sản xuất tại địa điểm thuận lợi nhất cho việc vận chuyển, phân phối và bán các sản phẩm đó, tận dụng tối đa ưu thế về thời gian, khoảng cách và các chính sách của chính phủ từng quốc gia liên qua.


Kết luận: Với việc phân tích các lý do xuất phát từ quy trình sản xuất công nghiệp và phân phối sản phẩm quy mô lớn nêu trên cùng với việc các thị trường “khó tính” như Châu Âu và Hoa Kỳ vẫn bán những sản phẩm sản xuất tại các nhà máy bên ngoài nước Nhật, có thể khẳng định: quan niệm hàng nội địa Nhật luôn tốt hơn hàng sản xuất ở nước ngoài là không chính xác. 

 

Kết luận đúng sẽ nằm ở uy tín của bản thân thương hiệu sản xuất là mỗi sản phẩm. Khi lựa chọn, chúng ta nên lưu ý và ưu tiên cao nhất cho yếu tố “thương hiệu” thay vì xuất xứ. Vậy, 

Một thương hiệu đồng hồ tốt và uy tín sẽ có những đặc điểm hay dấu hiệu nhận biết nào ?

Thế nào là 1 thương hiệu tốt với sản phẩm chất lượng đáng mua ?

 

DUY ANH WATCH - Đại lý Ủy quyền chính thức của những thương hiệu hàng đầu thế giới như Longines, Tissot, MIDO, Hamilton, Certina, Frederique Constant, Seiko, Citizen, Orient, Daniel Wellington,... 100 % sản phẩm chính hãng, giá chính hãng, bảo hành chính hãng.

Nếu bạn đang quan tâm, hãy liên hệ ngay với Đồng hồ Duy Anh để được tư vấn thông qua:

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Xuất xứ của đồng hồ có quan trọng không ? Vì sao ?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.13104 sec| 1219.828 kb