SO SÁNH MIDO BARONCELLI POWER RESERVE M027.428.11.013.00 VÀ TISSOT LE LOCLE AUTOMATIC T006.424.11.053.00

SO SÁNH MIDO BARONCELLI POWER RESERVE M027.428.11.013.00 VÀ TISSOT LE LOCLE AUTOMATIC T006.424.11.053.00

24/04/2020 - Tác giả: DuyanhWatch
Đối với đồng hồ cơ, khả năng trữ cót là thông số quan trọng quyết định rất nhiều đến trải nghiệm người dùng. Vì thế mà thang đo năng lượng Power Reserve ra đời như một tính năng phức tạp chỉ có trên những sản phẩm cao cấp. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ như vậy, hãy cân nhắc MIDO Baroncelli Power Reserve M027.428.11.013.00 hoặc Tissot Le Locle Automatic T006.424.11.053.00. Hy vọng, với những so sánh dưới đây, sẽ giúp bạn chọn được cho mình mẫu đồng hồ phù hợp.

1. So sánh về thiết kế hai mẫu đồng hồ MIDO và Tissot

 

Le Locle và Baroncelli đều là dòng sản phẩm sang trọng, lịch lãm, nổi tiếng nhất đến từ hai thương hiệu Thụy Sỹ thuộc Tập đoàn Swatch Group.

Tissot Le Locle Automatic T006.424.11.053.00

Tissot Le Locle Automatic T006.424.11.053.00

Nếu như T006.424.11.053.00 xuất thân từ bộ sản phẩm trứ danh của Tissot với vai trò là phiên bản cao cấp nhất, đắt tiền nhất của dòng Le Locle thì đối thủ của nó - M027.428.11.013.00 lại đến từ thương hiệu có lịch sử vừa bước sang thế kỷ thứ 2 - MIDO mang trong mình sứ mệnh lưu giữ vẻ đẹp thuần khiết và tinh tế với sức ảnh hưởng vượt thời gian được lấy cảm hứng thiết kế từ Khu Thương mại Galleria Vittorio Emanuelle nổi tiếng ở nước Ý.

Trong phong cách Dress Watch cổ điển Thụy Sỹ, hai mẫu đồng hồ đều thể hiện bố cục cơ bản 3 kim 1 lịch cân xứng. Nếu như Tissot lựa chọn bộ kim Leaf thì nhà sản xuất MIDO lại ưu ái thiết kế kim Dauphine và chúng đều là loại kim kinh điển dành cho đồng hồ thanh lịch. Tuy nhiên, trong khi Tissot mạ bóng toàn bộ diện tích thì MIDO lại hoàn thiện hai mặt đối lập khá lạ mắt kết hợp với điểm nhấn là kim giây nung xanh.

Cùng theo đuổi nét đẹp cổ điển, rất dễ hiểu khi cả 2 thương hiệu đều trang bị bộ cọc số La Mã gắn nổi. Ở đồng hồ MIDO đã lược bỏ đi Chapter Ring tạo cảm giác trẻ trung phóng khoảng đi kèm phông chữ Sans Serif hiện đại. Trong một diễn biến khác, Tissot lại trung thành với lối thiết kế sang trọng truyền thống.

Toàn bộ những chi tiết nổi bật trên nền mặt số đều được từng hãng hoàn thiện bởi những kỹ thuật cao cấp. Đối với Tissot là Guilloche Clous de Paris, trong khi MIDO sử dụng hiệu ứng cát tạo nên một bề mặt nhám như cát biển rất đặc biệt và sáng tạo. Đây cũng là cách mà MIDO đã dùng trên mẫu Baroncelli Heritage ra mắt cách đây vài năm.

MIDO Baroncelli Power Reserve M027.428.11.013.00

Sự khác biệt nhất của hai phiên bản thể hiện rõ qua thiết kế thang đo năng lượng bố trí tại góc 8 giờ. Nếu bạn là người yêu thích tính năng này trên đồng hồ cơ hẳn sẽ không lạ gì với thiết kế Indicator năng lượng ở góc 12 giờ của Orient nhưng đây là những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ và vì thế nó khác biệt, cách thiết kế máy của ETA bố trí tính năng này ở góc 8 giờ thay vì 12 giờ của máy Orient. 

Tissot sử dụng một thiết kế kim cổ điển và các con số arab chỉ thị mức năng lượng rõ ràng, thậm chí tên của tính năng này còn được ghi bằng một dòng chữ tiếng Pháp. Ngược lại, MIDO lại muốn giản lược đi tất cả khi đơn thuần chỉ dập chìm một thang đo theo kiểu tối giản trên mặt Dial được làm từ hợp kim Brass đặc trưng. Đây cũng là yếu tố khiến Baroncelli năm nay trẻ trung và hiện đại hơn các thế hệ trước rất nhiều, một thay đổi khá khéo léo của MIDO để mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng.

MIDO Baroncelli Power Reserve M027.428.11.013.00

Đối với phần vỏ và dây thì đồng hồ MIDO tạo nên cảm giác mềm mại và cao cấp hơn, đây cũng là điều dễ hiểu khi MIDO coi đây là lợi thế cạnh tranh của họ so với Tissot. Toàn bộ mẫu Baroncelli được hoàn thiện bóng trong khi Tissot kết hợp cùng hoàn thiện phay xước cho mẫu Le Locle.

Mẫu đồng hồ Tissot có đường kính 39,3mm tiêu chuẩn cùng độ dày 10,2mm, dày hơn mộ chút so với bản 3 kim không có thang đo năng lượng. Trong khi MIDO thiết kế một bộ vỏ đường kính 40mm cho Baroncelli nhưng chỉ mỏng 9,23mm, mỏng hơn tương đối so với đối thủ. Với cổ tay có chu vi khoảng từ 16cm trở lên đều có thể đeo vừa vặn 2 mẫu này. 

 

2. So sánh về bộ máy

 

MIDO Baroncelli Power Reserve M027.428.11.013.00

Để có được tính năng thang đo năng lượng đòi hỏi bộ máy phải được thiết kế đặc biệt. Và đáp ứng hiệu quả yêu cầu này, cả hai phiên bản đều lựa chọn chung bộ máy cơ ETA 2897 mà bạn có thể quan sát trực tiếp qua nắp đáy trong suốt phía sau. Bộ máy ETA 2897 sở hữu 21 chân kính và hoạt động dưới tần số 28.800 VPH. Dù xuất phát từ cùng một bộ máy, tuy nhiên, hai nhà sản xuất đều đã áp dụng những nâng cấp và tinh chỉnh để hoàn thiện nên những cỗ máy rất đẹp theo tiêu chuẩn riêng. Và máy của Tissot có thẩm mỹ dường như được yêu thích hơn với kiểu rotor màu vàng - nay đã không còn trên các máy Powermatic 80.

Trong hai mẫu đồng hồ trên, sự lựa chọn của bạn nghiêng về đối thủ nào?

Tissot Le Locle Automatic T006.424.11.053.00

Tissot Le Locle Automatic T006.424.11.053.00

Sẵn hàng
Automatic
39.3mm x 39.3mm
41.580.000₫
46.200.000₫
1 đánh giá
Mido Baroncelli Power Reserve M027.428.11.013.00

Mido Baroncelli Power Reserve M027.428.11.013.00

Sẵn hàng
Automatic
40mm
35.442.000₫
39.380.000₫
1 đánh giá

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về SO SÁNH MIDO BARONCELLI POWER RESERVE M027.428.11.013.00 VÀ TISSOT LE LOCLE AUTOMATIC T006.424.11.053.00
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.75016 sec| 1017.008 kb