TÌM HIỂU VỀ SỰ RA ĐỜI CHIẾC ỒNG HỒ ĐEO TAY ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI
Nội dung bài viết
Có 2 giả thuyết được mọi người lưu truyền về sự ra đời của chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới như sau:
- Vào một buổi sáng nọ, một thiếu phụ trông con trong công viên Geneve đã quấn một chiếc đồng hồ đeo cổ chung quanh cổ tay để xem chừng giờ giấc. Bất chợt lúc đó có một anh thợ đồng hồ đi qua và trông thấy khiến anh ta nảy ra ý nghĩ chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên.
- Giả thuyết 2: Cho rằng “tổ tiên” của đồng hồ đeo tay chính là chiếc đồng hồ của Nữ Hoàng Elizabeth có hình chiếc lắc đeo tay được nạm đầy kim cương gắn chặt vào một đồng hồ nhỏ do Bá tước Leicester tặng vào khoảng năm 1572. Và đây được coi là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên mặc dù nó vô cùng sơ khai nhưng đã góp phần tạo nền tảng để ra đời đồng hồ đeo tay sau này.
Vào đầu thế kỷ 19, mặc dù đồng hồ đeo tay đã xuất hiện, tuy nhiên nó không nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi họ vẫn chỉ ưa thích loại đồng hồ truyền thống đeo cổ hay bỏ túi. Tới năm 1880, bằng con mắt nhìn xa trông rộng Girard nhận định được sự cần thiết của đồng hồ đeo tay đổi với sĩ quan hải quân Đức vì vậy ông đã cho sản xuất ra 2000 chiếc chỉ dành riêng cho lực lượng này với chất liệu bằng vàng tây, có mặt to, kim to và dây đeo bằng kim loại. Sau đó, nó như 1 trào lưu khiến các nhà sản xuất đồng hồ nghĩ tới việc tung đồng hồ đeo tay ra thị trường với những thiết kế biến đổi đi 1 chút nhỏ hơn về mặt kích thước.
Sau loạt đặt hàng của hải quân Đức, các nhà sản xuất đồng hồ mới nghĩ tới việc tung loại đeo tay ra thị trường. Những đồng hồ thương mại này bằng vàng, có nạm ngọc và nhỏ hơn thứ của các sĩ quan Hải Quân một chút. Mặc dù là một sản phẩm mới, đồng hồ đeo tay vẫn không được mọi người ưa chuộng và nhà sản xuất Girard phải cho xuất cảng nó sang Chili bên châu Mỹ. Tuy nhiên tại xứ Chili, tình trạng còn bi đát hơn vì dân chúng không cần biết tới thời giờ và nếu có ai dùng đồng hồ thì cũng đều cảm thấy bất tiện khi đeo nó tại cổ tay mà làm việc. Đồng hồ đeo tay vì thế lại được đưa sang bán tại Bắc Mỹ và nó vẫn chịu số phận ế ẩm như trước.
Mãi tới năm 1902, ông Wilsdorf- một nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ cho xuất cảng loại này sang nước Anh vì ông nhận thấy tầm quan trọng của nó. Nhưng tình trạng cũng chẳng khả quan hơn và người Anh còn cho rằng đồng hồ có thể bị liệt máy vì các chuyển động thông thường của cánh tay. Đồng hồ đeo tay đã chịu số phận “hẩm hiu” tới năm 1927 để rồi một sự tình cờ khiến cho mọi người phải chú ý tới nó. Nguyên một cô thư ký đánh máy trẻ tuổi tên là Mercédès Gleitze có ý định bơi qua biển Manche và cô đã thành công trong ngày 7/10/1927. Thành tích của cô Gleitze không phải là mới lạ vì vào thời bấy giờ đã có nhiều người đàn bà vượt biển trước cô. Nhưng đám người đón cô Gleitze trên bờ đã ngạc nhiên khi thấy cô đeo đồng hồ nơi cổ tay mà họ tưởng rằng cô đã quên chưa cởi nó ra trước khi xuống nước. Nếu vậy chiếc đồng hồ này đã bị hư hỏng vì nước biển ngấm vào. Khi trả lời về chiếc đồng hồ này, cô Gleitze đã phá lên cười. Cô cho mọi người biết đó là thứ không ngấm nước và cô dùng nó để xem giờ lúc đang bơi. Ngày hôm sau, tờ báo Daily Mail đăng tải bài tường thuật mà không quên nói về chiếc đồng hồ đặc biệt của cô Gleitze. Tin hấp dẫn chưa hề có này khiến mọi người phải chú ý đặc biệt là thị trường anh – nơi hội tụ những người ưa chuộng thể thao. Họ liền đua nhau mua đồng hồ đeo tay để dùng khi chơi dã cầu, lúc đua ngựa hay khi đi câu cá. Từ đó, đeo đồng hồ ở tay trở thành một thứ phong trào với kỹ thuật chế tạo càng ngày càng phát triển, tinh vi, tinh xảo hơn với hàng loạt tính năng đa dạng.