LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG HỒ CƠ CHRONOGRAPH CỦA SEIKO (PHẦN 1)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG HỒ CƠ CHRONOGRAPH CỦA SEIKO (PHẦN 1)

12/08/2019 - Tác giả: DuyanhWatch
Từ năm 1964 là một cột mốc vàng son của Seiko và dù đã đạt được những thành tựu rất đáng nể trong thời gian ngắn nhưng người Nhật lại vô cùng khiêm tốn khi nhắc tới nó. Có lẽ, với Seiko chỉ có thạch anh và cuộc chiến thạch anh là đem lại vinh quang tột đỉnh. Chronograph cơ khí chỉ là một dự án nhỏ nhưng thành công cũng như câu chuyện lịch sử của nó thật kỳ diệu. Hãy cùng Duy Anh Watch khám phá câu chuyện này nhé!

1. Caliber 5719 - Đồng hồ Chronograph đeo tay đầu tiên của Nhật Bản

 

seiko caliber 5719

Seiko Caliber 5719


Khi hãng Seiko bắt đầu thiết kế ra chiếc đồng hồ đeo tay bấm giờ đầu tiên của Nhật Bản, họ đã đặt mục tiêu tạo ra một chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng như một thiết bị bấm giờ. Suwa Seikosha (nhà máy sản xuất đồng hồ của Seiko đặt tại thành phố Suwa), đã bắt đầu phát triển đồng hồ để kịp ra mắt vào thế vận hội mùa hè 1964. Cỗ máy bên trong là Caliber 5719 lên dây cót bằng tay, dày 6,1 mm. Tính năng nổi bật của nó bao gồm một nút nhấn duy nhất để kích hoạt chức năng Chronograph, khớp nối ngang kết hợp với bánh xe dạng cột Column Wheel để kiểm soát chức năng khởi động/dừng lại và reset. Bộ phận cân bằng vận hành ở tần số 5,5 Hz. Khi khởi động cơ chế bấm giờ, chiếc đồng hồ sẽ chạy được 38 giờ, bộ vỏ được làm bằng thép và có kích thước 38,2 mm cùng độ dày 11,2 mm.

Hạn chế ở những chiếc đồng hồ Chronograph đầu tiên đó là bộ niềng xoay rất dễ bị vỡ, sau đó Seiko đã khắc phục bằng cách thay thế bộ niềng mới bằng thép chắc chắn hơn.

Tiếp đến, hãng đồng hồ Seiko tung ra một cỗ máy khác dày hơn - Caliber 5718 đặt nó trong một phiên bản giới hạn (hiện nay chiếc đồng hồ này rất hiếm và được đông đảo nhà sưu tầm tìm kiếm). Cải tiến của nó so với cỗ máy chronograph đầu tiên đó chính là bổ sung một ô phụ tại góc 6 giờ, thêm một ô đếm phút và tính năng kim giây cùng thang đo tốc độ - Tachymeter.

 

2. Caliber 6139 - Chronograph tự động đầu tiên trên thị trường

 

seiko caliber 6139

Seiko Caliber 6139


Trong những năm 1960, các hãng đồng hồ Thụy Sỹ đã nỗ lực làm việc để phát triển đồng hồ bấm giờ tự động lên dây. Ở phía Nhật Bản, cũng đang có sự phát triển tương tự. Seiko bắt đầu chế tạo Caliber 6139 và 6138 tự động vào năm 1967 – mặc dù thời gian sau đó, cả nền công nghiệp đồng hồ tập trung vào công nghệ đồng hồ thạch anh.

Seiko chỉ mất hai năm để phát triển Caliber 6139 có đường kính 27,4 mm và dày 6,5mm, dây cót chính là một dạng ball-borne, kết nối với trung tâm con lắc, kết hợp với đòn bẩy ma thuật: magic-lever (cơ chế cuộn dây tự động độc quyền của Seiko). Sau khi đầy cót, chiếc đồng hồ sẽ chạy được 36 giờ khi đang kích hoạt tính năng Chronograph.

Để nâng cao hiệu suất hoạt động, Seiko đã nâng mức tần số dao động từ mức tiêu chuẩn là 2,5 Hz lên 3 Hz. Thông số kỹ thuật bao gồm bánh xe dạng cột điều khiển tính năng bấm giờ, tính năng bấm giờ 30 phút đặt tại góc 6 giờ, đi kèm bộ ly hợp dọc. Đây là một chiếc đồng hồ rất sáng tạo vào thời điểm đó: nó ra đời trước (đúng hơn là bán trước) cả đồng hồ Thụy Sỹ (Chronograph tự động). Bên cạnh phần hiển thị ngày, Seiko cũng trang bị tính năng lịch thứ song ngữ Anh - Nhật. Cỗ máy mới được đặt bên trong chiếc đồng hồ có tên là Seiko 5 Speed-timer. Nó xuất hiện trong các kệ hàng vào giữa tháng 5 năm 1969. Seiko đã chiến thắng trong cuộc đua đưa chiếc đồng hồ bấm giờ tự động đầu tiên ra thị trường.

Caliber 6138 có độ dày 7,9 mm ra mắt vào năm 1970, nó khác với Caliber 6139 vì sở hữu kim giây và bộ đếm 12 giờ. Caliber 6138 được đưa vào mẫu đồng hồ bấm giờ thiết kế dạng đầu bò (bull-head watches), tương tự như một vài mẫu của Omega, với các núm đẩy được đưa lên đỉnh đầu.

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG HỒ CƠ CHRONOGRAPH CỦA SEIKO (PHẦN 1)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.11219 sec| 981.078 kb