BẠN BIẾT GÌ VỀ NHỮNG KĨ THUẬT HOÀN THIỆN Ở ĐỒNG HỒ?

BẠN BIẾT GÌ VỀ NHỮNG KĨ THUẬT HOÀN THIỆN Ở ĐỒNG HỒ?

30/08/2018 - Tác giả: DuyanhWatch
Sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng chi tiết chính là yếu tố làm nên vẻ đẹp của mọi chiếc đồng hồ. Bạn đã bao giờ từng hỏi vì sao những chiếc đồng hồ nhìn có vẻ giống nhau lại sở hữu những mức giá khác biệt. Với nhiều kĩ thuật hoàn thiện hay còn gọi trang trí đồng hồ, những người thợ đồng hồ đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật trên cổ tay của mỗi người dùng. Ông Philippe Barat, giám đốc nghiên cứu và phát triển đồng hồ của thương hiệu cho biết. “Hình dạng của các chi tiết, sự hài hòa giữa chúng và cách thức hoàn thiện chúng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với giá trị tổng thể của một chiếc đồng hồ”. Điều này cũng để khẳng định rằng, một chiếc đồng hồ không chỉ cần đảm bảo về bộ máy với độ chính xác cao mà còn phải mang lại vẻ ngoài chỉn chu, đẹp mắt như là một cách để tôn trọng người dùng. Bên cạnh đó, quá trình hoàn thiện chi tiết ở đồng hồ còn đảm bảo đến chức năng của toàn đồng hồ nói chung và từng bộ phận nói riêng. Trục răng được đánh bóng không tốt sẽ không thể được điều chỉnh chính xác, và có thể gây cản trở hoạt động của bánh răng và tăng tốc độ hao mòn. Cầu nối sắc và thô cũng có thể khiến cụm máy chuyển động khó khăn hoặc hoạt động chậm. Hãy cùng tìm hiểu những kĩ thuật hoàn thiện ở đồng hồ này nhé!

1. Kỹ thuật Anglage (hay Chamfering)

Kỹ thuật Anglage (hay còn gọi là vát cạnh hoặc cắt vát) là kỹ thuật giúp làm trơn nhẵn cạnh của các bộ phận trong máy. Việc đó được thực hiện bằng cách giũa các bộ phận ở góc 45 độ, sau đó đánh cho chúng thật bóng. Bây giờ, hãy để ý tới độ nhẵn mịn và chiều rộng đồng đều trên các cạnh. Kỹ thuật Anglage khó thực hiện nhất ở các góc bên trong và chỉ có thể thực hiện bằng tay. 

 

Kỹ thuật Anglage trên đồng hồ


 

2. Kỹ thuật Perlage

Những họa tiết tròn chồng lên nhau thường thấy ở các tấm khung trên và phiến đỡ chính là kết quả của kỹ thuật Perlage, giúp bề mặt của các tấm khung rõ ràng và nhẵn mịn hơn. Người hoàn thiện máy sẽ bồi bột mài lên đầu của một thanh gỗ được lắp vào đầu xoay. Sau đó, họ sẽ ấn lên bề mặt tấm khung để tạo nên họa tiết. 

 

Kỹ thuật Perlage trên đồng hồ


 

3. Kỹ thuật Mirror Polish

Là uy trình đánh bóng như gương giúp bề mặt của các bộ phận có độ bóng và nhẵn mịn tinh tế. Mức độ cao nhất của quy trình đánh bóng như gương là “bóng đen”, đem đến cho bộ phận một diện mạo hoàn toàn nhẵn mịn màu đen (hay xám) không tì vết khi nhìn từ một góc nhất định, do bộ phận chỉ phản chiếu ánh sáng theo một hướng duy nhất.

 

Kỹ thuật Mirror Polish trên đồng hồ


 

4. Kỹ thuật Enameling

Kỹ thuật Enameling là cách gọi chung các kỹ thuật tráng men lên mặt số đồng hồ (Cloisonné, Grand Feu, Champlevé, Paillonné, Flinqué), chúng được thực hiện bằng cách nung nóng chảy cát trong không khí giàu oxy, khoáng vật tạo màu có thể được bổ sung tùy theo yêu cầu.Kỹ thuật Enameling yêu cầu nghệ nhân chế tác phải có tay nghề rất cao và giàu kinh nghiệm, quá trình thực hiện tốn kém do tỷ lệ thải loại cao nhưng đây chính là suối nguồn của nghệ thuật và sáng tạo trên đồng hồ với những bức tiểu họa mỹ lệ vô ngần.

 

Kỹ thuật Enameling trên đồng hồ


 

5. Kỹ thuật Guiloche (Họa tiết lặp)

Chắc hẳn bạn không còn lạ với những họa tiết Guiloche trên mặt số đồng hồ, tuy nhiên nó cũng được dùng để trang trí ở bộ máy đồng hồ nữa đó. Các kỹ thuật này tạo nên đường vân nhám và đồng đều trên các bộ phận lớn như cầu nối và tấm khung. Người ta tạo ra các đường vân thẳng bằng cách đưa bộ phận trượt qua giấy nhám. Các họa tiết tròn và tỏa ra dạng tia nắng được tạo ra bằng cách sử dụng đá mài hình chuông để vạch nên những đường thẳng từ chính giữa tấm kim loại.

 

Tissot Chemin Des Tourelles Powermatic 80 T099.407.11.048.00

Tissot Chemin Des Tourelles Powermatic 80 T099.407.11.048.00

Liên hệ
Automatic
42mm
22.680.000₫
25.200.000₫
1 đánh giá

6. CÔTES DE GENÈVE 

Côtes de Genève (Họa tiết Sọc Geneva) là dạng họa tiết bao gồm các đường song song. Đây là một biện pháp hữu hiệu để che đi mọi vết xước và khiếm khuyết. Giống như các loại hoàn thiện bề mặt khác, loại hoàn thiện này cũng có khả năng giữ lại các hạt bụi li ti để tránh làm hư hại máy. Họa tiết này có thể được tạo nên bằng máy hoặc bằng tay, trong đó sử dụng thước chỉnh để vạch lên bề mặt, hoặc sử dụng máy tiện di chuyển theo hướng trước-sau.   

 

Họa tiết Sọc Geneva trên đồng hồ


 

7. Kỹ thuật Tempering (Nung thép tạo màu xanh)

Đây là kĩ thuật tạo nên vật liệu thép màu xanh không chỉ đem lại sự sang trọng mà còn giúp cho các chi tiết có độ cứng và bền hơn. Thông thường, các nhà sản xuất thường sử dụng kĩ thuật này cho kim đồng hồ, ốc vít đồng hồ, .... Phương pháp truyền thống nhất để đạt được điều này là nung ốc với ngọn lửa lớn ở nhiệt độ chính xác là 310 độ C để đạt được màu sắc hoàn hảo.

 

đồng hồ longines


 


Xem thêmNhững phong cách thiết kế đồng hồ phổ biến hiện nay


Bằng những kĩ thuật tỉ mỉ này đã làm nên thiết kế mang tính nghệ thuật của rất nhiều những cỗ máy thời gian. Có lẽ bạn đã hiểu vì sao mà những chiếc đồng hồ không đơn giản chỉ để xem giờ nữa phải không!

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về BẠN BIẾT GÌ VỀ NHỮNG KĨ THUẬT HOÀN THIỆN Ở ĐỒNG HỒ?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.38328 sec| 1021.211 kb