ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA ĐỒNG HỒ - BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU HẾT?
Nội dung bài viết
- 1. Điều gì ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ đeo tay?
- 2. Sự ra đời của Chronometer và chứng nhận COSC
1. Điều gì ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ đeo tay?
Trong quá trình sử dụng, đồng hồ đeo tay chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khách quan khác nhau và điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của đồng hồ.
- Yếu tố đầu tiên chính là tần số dao động, đối với đồng hồ, tần số dao động càng lớn thì độ chính xác càng cao.
- Thêm vào đó, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những chiếc đồng hồ đeo tay, ở ngoài khoảng nhiệt độ từ 5 đến 35 độ C, các linh kiện kim loại bên trong sẽ bị co giãn và làm ảnh hưởng đến sự vận hành của bộ máy đồng hồ.
- Khi đeo đồng hồ, việc va chạm với vật cứng hay rơi, … sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận dù nhỏ bên trong đồng hồ, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự chính xác của đồng hồ.
- Đôi khi vị trí đặt đồng hồ cũng ảnh hưởng đến sự chính xác của mẫu đồng hồ, và yếu tố chính ở nguyên nhân này chính là người đeo, cách họ sử dụng và đặt đồng hồ.
- Ngoài ra cũng còn một số các nguyên khác như hiện tượng hết pin ở đồng hồ Quartz và hết năng lượng dự trữ ở đồng hồ Automatic.
Từ những nghiên cứu khác nhau, người ta phát triển, nâng cấp các bộ máy đếm giờ này và loại bỏ dần những sai số trong đồng hồ. Đây cũng là thời điểm Chronometer ra đời.
Mido Baroncelli III Automatic M027.408.16.018.00 (M0274081601800)
Giảm 10% toàn bộ thương hiệu Mido từ 1/12 - 1/1/2025
Giảm 30% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Casio
Giảm 25% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Claude Bernard, Edox, Titoni
Giảm 20% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ DW, Olym Pianus, Fossil, Michael Kors
Giảm 15% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Longines, Tissot, Hamilton, Mido, Certina, Seiko
Giảm 20% khi mua sản phẩm thứ 2 là Đồng Hồ Treo Tường, Để Bàn có giá niêm yết từ 2 triệu trở lên
Tặng ngay 1 trong 2 phần quà sau khi mua đồng hồ cơ MIDO (Số lượng có hạn):
- 1. Tặng 01 đồng hồ treo tường SEIKO hoặc RHYTHM trị giá lên đến 1 triệu đồng.
- 2. Tặng 01 dây da ZRC thương hiệu Pháp trị giá lên đến 700.000đ
Ưu đãi MUA 1 TẶNG 1 tặng đồng hồ đến 10 Triệu (Xem chi tiết tại đây)
2. Sự ra đời của Chronometer và chứng nhận COSC
Thuật ngữ Chronometer được đặt ra bởi Jeremy Thacker – một người thợ đồng hồ Anh, khi ông thiết kế ra mẫu đồng hồ bên trong một buồng chân không giúp loại bỏ hoàn toàn lực cản của không khí, mang đến độ chính xác cao nhất cho bộ máy đồng hồ thời bấy giờ. Tiếp sau đó, các mẫu đồng hồ chronometer dành cho đi biển được John Harrison giới thiệu vào năm 1730. Nó không chỉ là một chiếc đồng hồ xem giờ mà còn sở hữu nhiều tính năng hữu ích cho công việc hàng hải. Từ đó cho đến nay, các thương hiệu đồng không ngừng tìm kiếm, cải tiến công nghệ để mang đến những mẫu đồng hồ Chronometer ngày một chuẩn xác hơn. Để kiểm chứng được sự chính xác của những mẫu đồng hồ Chronometer, các nền công nghiệp đồng hồ trên thế giới xây dựng nhiều các cơ sở khác nhau để tạo ra những điều kiện thử nghiệm cho đồng hồ. Những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ được gọi là Chronometer khi nó được cấp chứng chỉ COSC, bạn có biết rằng chỉ có 3% đồng hồ của Thụy Sĩ được cấp chứng nhận này. Vậy COSC là gì? Và chứng nhận này cho phép đồng hồ thể hiện những tiêu chí gì?
COSC (Controle Officiel Suisse Chronomètres – Viện kiểm tra Chronometer Thụy Sĩ) là một tổ chức phi lợi nhuận của Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1973 với nhiệm vụ xác nhận về tính chính xác của đồng hồ tại Thụy Sĩ. Chứng nhận COSC được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 3159 quốc tế. Các mẫu đồng hồ trải qua các thí nghiệm kéo dài 15 ngày với 5 vị trí và 3 nhiệt độ khác nhau, các kết quả được theo dõi kĩ càng bằng camera và laser rồi nhập vào máy tính và đưa ra kết quả. Những sản phẩm nào đáp ứng được các tiêu chí này thì sẽ được cấp chứng nhận này với tên gọi Chrometer. Các tiêu chí này cũng được xây dựng riêng cho dòng sản phẩm đồng hồ cơ và đồng hồ Quartz là khác nhau.
Một chiếc đồng hồ theo chuẩn COSC thì chắc chắn là Chronometer nhưng môt chiếc đồng hồ Chronometer thì chưa chắc đã được cấp chứng chỉ COSC. Tiêu chuẩn đầu tiên với những chiếc đồng hồ này là đảm bảo tương đương với ISO 3159 quốc tế. Từ quy định chung này, các quốc gia khác nhau xây dựng những mô hình khác nhau để kiểm chứng cho sản phẩm của mình. Ngành công nghiệp đồng hồ Đức thiết lập cơ sở thử nghiệm riêng của họ tại đài thiên văn Glashutte với chuẩn Chronometer theo DIN 8139. Người Pháp cung cấp các tiêu chuẩn về đồng hồ Chronometer với cơ sở đặt tại đài thiên văn Besançon. Trong khi đó, người Nhật tự đưa ra những tiêu chuẩn Grand Seiko của riêng mình và thử nghiệm chúng một cách nghiêm ngặt hơn.
Xem thêm: Những điều bạn chưa biết kề kim giây đồng hồ?
Giải đáp những câu hỏi thường gặp khi mua đồng hồ
Với tất cả nhưng thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có được những kiến thức đầy đủ hơn về độ chính xác của đồng hồ. Duy Anh Watch cũng tin rằng bạn cũng sẽ dễ dàng hơn để phân biệt và tìm kiếm cho mình một chiếc đồng hồ Chronometer phù hợp.