PHẢI CHĂNG ĐỒNG HỒ CÓ NHIỀU CHÂN KÍNH LÀ TỐT?

PHẢI CHĂNG ĐỒNG HỒ CÓ NHIỀU CHÂN KÍNH LÀ TỐT?

23/10/2017 - Tác giả: DuyanhWatch
Nếu ví chiếc đồng hồ giống như một trung tâm giao dịch lớn với vô số các phòng ban thì chân kính (Jewel) là phòng ban trọng yếu trong trung tâm ấy. Được phát mình vào thế kỉ 18, chân kính trong bộ máy thường là những viên đá rubi nhân tạo rất cứng, chúng thường được dùng để giảm độ ma sát đến mức tối thiểu của vài bánh răng chính, nâng cao độ bền cho đồng hồ. Trong một số bài viết trước của Duy Anh Watch đã cung cấp cái nhìn tổng quan về chân kính; số này, đồng hồ Duy Anh sẽ luận giải: Phải chăng đồng hồ có nhiều chân kính là tốt?

 

Tissot Chemin Des Tourelles Squelette T099.405.36.418.00 (T0994053641800)

Tissot Chemin Des Tourelles Squelette T099.405.36.418.00 (T0994053641800)

Hết hàng
HAND WINDING
42mm
55.755.000₫
61.950.000₫
1 đánh giá

Các chi tiết đồng hồ đều hoạt động ở trạng thái lắc, động lực là dây cót đồng hồ tạo ra. Khi bạn lên dây cót đồng hồ tức là bạn đang làm cho dây cót cuộn chặt lại. Động lực từ dây cót chính qua bốn bánh xe răng (gọi là hệ truyền động) truyền đến bánh xe cân bằng. Hệ truyền động làm cho kim trên mặt đồng hồ di chuyển. Bánh xe cân bằng có tác dụng như con lắc (quả lắc) của đồng hồ treo tường, nó là trái tim của chiếc đồng hồ. Vây xung quanh bánh xe cân bằng là những bánh răng cực nhỏ điều khiển đồng hồ chạy nhanh hoặc chậm. Các loại bánh răng nói ở trên đều lắp trên trục và chúng không ngừng chuyển động, trong quá trình đó sẽ sinh ra ma sát. Để giảm ma sát các trục bánh răng đều được lắp trên một miếng đá đỏ, đá lam hoặc đá thạch lựu (những loại đá này có độ cứng tốt hơn kim loại như kim cương, sapphire, đá rubi). Đó chính là các chân kính

 



Chân kính - Jewel thường là bằng đá quý đã được gia công, tức là đã được tiện, cắt gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng,... hay đã được lắp vào thân máy. Chân kính - Jewel đồng hồ thường có kích thước rất nhỏ, đường kính hiếm khi quá 2mm và độ dày không quá 0,5mm. Một số dạng Jewel được sử dụng phổ biến trong một bộ cơ đồng hồ là: chân kính tròn có lỗ xuyên tâm, chân kính tròn không có lỗ, chân kính dạng phiến vuông chữ nhật, chân kính dạng hình trụ.


Đối với cỗ máy thời gian, chân kính có công dụng:

- Giảm độ ma sát đến mức tối thiểu của  vài bánh răng chính để nâng cao tuổi thọ của các bộ phận bị lực ảnh hưởng, giúp đồng hồ bền hơn, độ xác thực cao hơn.

- Chống xốc, tăng độ bền

- Nâng cao giá trị cho chiếc đồng hồ


>>>Tìm hiểu thêm về: Bộ máy đồng hồ (Movement) là gì?


Rất nhiều người nghĩ rằng: chân kính (Jewel) càng nhiều thì đồng hồ càng tốt, chính vì thế, khi mua đồng hồ mọi người thường quan tâm đến số lượng chân kính nhiều hay ít trong đồng hồ. Vậy số lượng chân kính trong đồng hồ như thế nào là hợp lý? Thực tế, tùy vào kết cấu và mức độ phức tạp của bộ máy đồng hồ mà có số lượng chân kính phù hợp:


- 4 chân kính: dành cho đồng hồ pin với mặt hiển thị kim

- 6 -7 chân kính: dành cho đồng hồ pin có mặt hiển thị kim nhiều chức năng

- 17 chân kính: dành cho đồng hồ cơ lên dây cót

- 21 chân kính: dành cho đồng hồ cơ tự động

- 23 chân kính: dành cho đồng hồ cơ có 2 trống dự trữ năng lượng

- 25 – 27 chân kính: dành cho đồng hồ cơ đa năng

- Với hơn 40 chân kính chỉ dành cho các mẫu đồng hồ vô cùng phức tạp.

Mido Multifort Patrimony M040.407.16.040.00 (M0404071604000)

Mido Multifort Patrimony M040.407.16.040.00 (M0404071604000)

Sẵn hàng
Automatic
40mm
21.375.000₫
23.750.000₫
1 đánh giá


Vì sự hiểu nhầm càng nhiều chân kính thì càng tốt, nên mọi người thường tìm kiếm đồng hồ có nhiều chân kính mà không biết rằng: số lượng chân kính tỷ lệ thuận với kết cấu và mức độ phức tạp của bộ máy đồng hồ. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn tìm được chiếc đồng hồ có số lượng chân kính phù hợp với nhu cầu sử dụng đồng hồ của mình!

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về PHẢI CHĂNG ĐỒNG HỒ CÓ NHIỀU CHÂN KÍNH LÀ TỐT?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.14780 sec| 1032.727 kb