TẦN SỐ DAO ĐỘNG CỦA ĐỒNG HỒ CAO HAY THẤP THÌ TỐT?
Nội dung bài viết
- 3. Độ chính xác thực tế của đồng hồ cơ còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
1. Mức tần số dao động phổ biến trong đồng hồ hiện nay
MIDO Baroncelli Mechanical Limited Edition M037.405.36.050.00 (M0374053605000)
- 21600 vph (3 Hz): sai số lý thuyết khoảng từ -20 đến +40 giây/ngày (nghĩa là chậm không quá 20 giây và nhanh không quá 40 giây/ngày).
- 25200 vph (3.5 Hz): sai số lý thuyết khoảng từ -15 đến +30 giây/ngày (nghĩa là chậm không quá 15 giây và nhanh không quá 30 giây/ ngày).
- 28800 vph (4 Hz): sai số lý thuyết khoảng từ -15 đến +20 giây/ngày (nghĩa là chậm không quá 15 giây và nhanh không quá 20 giây/ ngày).
- 36000 vph (5 Hz): sai số lý thuyết khoảng từ -10 đến +15 giây/ngày (nghĩa là chậm không quá 10 giây và nhanh không quá 15 giây/ ngày).
2. Tần số dao động cao hay thấp tốt hơn?
Tần số dao động cao (28800 VPH – 36000 VPH)
- Nhược điểm: Tần số dao động càng cao buộc đồng hồ phải tiêu tốn nhiều năng lượng để chúng hoạt động trơn tru. Đặc biệt cần lưu ý là bộ phận dây tóc và cả dây cót cần phải lằm bằng chất liệu tốt mới có thể chịu được tần suất co giãn liên tục; thời gian bảo trì ngắn do cần nhiều chất bôi trơn, độ bền thấp hơn do có nhiều ma sát.
Tần số dao động thấp hơn (18000 VPH – 21600 VPH)
- Ưu điểm: ngược lại với tần số cao, tần số dao động càng thấp thì càng ít tốn năng lượng, ít sinh ma sát sẽ giúp bộ máy bền bỉ hơn và giá cả thấp hơn. Hiện tại, đồng hồ Thụy Sĩ có tần số dao động thấp đều được chế tác bởi các thương hiệu nổi tiếng. 18.000 – 21.600 cho các tourbillon và 21600 cho các mẫu thường. Riêng tần số 21600 vph chiếm hầu hết đồng hồ cơ Nhật Bản vì chúng đại diện cho sự cân bằng hoàn mỹ giữa 4 yếu tố: Độ bền, độ chính các, giá phải chăng, dễ bảo dưỡng với chi phí thấp.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, khó trang bị cho đồng hồ cơ choronograph. Tuy nhiên vẫn có những mẫu đồng hồ có tần số dao động thấp vẫn đảm bảo độ chính xác, tuy nhiên, thường đắt tiền, đòi hỏi nhiều kỹ năng và nỗ lực của các thợ đồng hồ, cộng thêm mất nhiều thời gian điều chỉnh.
3. Độ chính xác thực tế của đồng hồ cơ còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Ngoài tần số dao động độ chính xác của đồng hồ cơ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tiêu chuẩn của bộ máy đồng hồ, vị trí đeo đồng hồ; cách sử dụng; nhiệt độ; thói quen tay người đeo. Thường độ chính xác sẽ được bảo đảm nếu đeo đồng hồ cơ ở nhiệt độ từ 5 - 35 độ C; không bị ảnh hưởng từ trường; không bị hấp hơi nước; và được bảo dưỡng thường xuyên. Người đeo nên thường xuyên để ý đến sai số của đồng hồ. Nếu độ chính xác của đồng hồ bị lệch nhiều so với mức sai số cho phép thì bạn nên đem đến cơ sở bảo hành để bộ phận kỹ thuật tư vấn, kiểm tra, căn chỉnh...
Đồng Hồ Certina DS-1 Big Date Powermatic 80 C029.426.11.091.60
=>> Giải đáp: Hỏi - đáp vấn đề cơ bản về đồng hồ cơ