RICHARD MILLE – NGƯỜI TIÊN PHONG SỬ DỤNG CÁC LOẠI VẬT LIỆU MỚI TRONG CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ
Năm 1999, sau những năm tháng làm việc ở nhà máy sản xuất đồng hồ, Richard Mille đã cảm thấy mình “đủ lông, đủ cánh” để tự đi bằng đôi chân của mình nên đã quyết định thực hiện hóa ý tưởng sản xuất những chiếc đồng hồ mang thương hiệu cá nhân. Tình yêu và niềm đam mê của Richard Mille cho máy móc, bộ chuyển động đã thôi thúc ông thành lập thương hiệu đồng hồ cùng tên mình “Richard Mille” vào năm 2000. Với mong muốn bức phá mọi rào cản của giới hạn thiết kế đồng hồ như chiếc Ferrari của cuộc đua xe thể thức 1 (Formula 1), ông quyết tâm thiết kế chiếc đồng hồ trong mơ để làm trọn ước mơ của mình.
Dòng sản phẩm nổi tiếng nhất của hàng là Tourbillon RM 008 (Chronograph Tourbillon được tuyên bố là đồng hồ tốt nhất năm 2012 tại triển lãm “Salon Internacional de Alta Relojería” ở Mexico City vào tháng 10 năm 2012. Ngoài ra còn có, Richard Mille RM 27-02 là một trong những chiếc đồng hồ cao cấp nhất mà hãng này từng sản xuất với những thiết kế đặc biệt dành riêng cho nhà vô địch Olympic Rio 2016 môn quần vợt Rafael Nadal...
Các vật liệu mới mà Richard Mille tiên phong sử dụng trong chế tác đồng hồ
Titanium và Carbon Nano-fiber: Trong thế kỷ 21, đồng hồ được tạo ra chủ yếu bởi các loại vật liệu như vàng và kim cương, nhưng với Richard Mille, ông đã bứt ra khỏi lối mòn thông thường để đưa tới tay người tiêu dùng những chiếc đồng hồ ngày càng nhẹ hơn, bền hơn, mới hơn và độc đáo hơn. Điều đó được chứng minh bằng chiếc đồng hồ RM 001 - chiếc đồng hồ đầu tiên mà Richard Mille đưa ra công chúng được làm từ Titanium và Carbon Nano-fiber trị giá 135,000USD và được sản xuất tổng cộng 80 chiếc, thoả mãn được khả năng chống mòn, chống shock và có khả năng chịu nhiệt vô cùng cao.
Sợi Carbon siêu vi: Không ngủ quên trên chiến thắng, Richard Mille lại tiếp tục nghiên cứu một loại tấm nền đỡ bộ chuyển động, nhưng lần này, nó sẽ làm bằng sợi carbon siêu vi. Cuối cùng vào năm 2004, Richard Mille đã thành công với RM 006, cỗ máy thời gian đầu tiên trong lịch sử ngành đồng hồ sử dụng tấm nền đỡ làm bằng sợi carbon siêu vi với đặc điểm siêu nhẹ và siêu bền khiến cho tấm nền đỡ bộ chuyển động bền hơn bao giờ hết.
Alusic: Tiếp nối đó là RM 009 vào năm 2005 làm bằng alusic. Alusic thực sự là một cơn ác mộng đối với những chiếc máy CNC, bởi độ cứng của nó khiến cho những mũi khoan công nghiệp phải chào thua. RM 009 trở thành chiếc đồng hồ nhẹ nhất thời bấy giờ với vỏn vẹn 29 grams. Nếu áp dụng cách tiếp cận truyền thống, cỗ máy thời gian này sẽ phải có trọng lượng gấp 5 thậm chí 6 lần, đồng thời độ chống shock bị suy giảm đáng kể và không thể nào làm nên lịch sử ngành chế tác đồng hồ xa xỉ như chiếc RM 009 đã làm.
Carbon TPT: Được giới thiệu tại SIHH năm 2014, vật liệu Carbon TPT mở ra một vùng đất mới cho triết lý chế tạo đồng hồ siêu bền, siêu nhẹ của Richard Mille. Được độc quyền sáng chế bởi North Thin Ply Technology, đây là một loại carbon được tạo thành bằng cách xếp chồng hàng trăm lớp carbon với độ dày chưa tới 30 microns lên nhau, gắn kết lại bằng một loại nhựa keo, lớp trên tạo với lớp dưới một góc 45 độ. Cùng với North Thin Ply Technology, Richard Mille vừa mới sáng chế thành công Quartz TPT sử dụng cùng một công nghệ với Carbon TPT nhưng làm bằng sợi Silica.