ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÍ

ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÍ

07/11/2020 - Tác giả: Lý Nhã
Nước được xem là “kẻ thù không đội trời chung” của bộ máy đồng hồ! Lí do khá dễ hiểu khi các linh kiện nhỏ bé bên trong chiếc đồng hồ đeo tay của bạn đều được làm bằng kim loại. Việc tiếp xúc với nước hay hơi nước có thể làm cho chúng bị han gỉ, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nhịp nhàng của bộ máy và làm đồng hồ không còn chính xác.

1. Cách nhận biết đồng hồ bị vào nước

 

Mọi chiếc đồng hồ đều được cung cấp thông số về chịu nước, thường được ghi ở mặt đáy là Water Resistance, có một số nhà sản xuất cũng ghi thông số này lên mặt số. Trước khi mua hoặc sử dụng đồng hồ, bạn nên đặc biệt lưu ý đến thông số kĩ thuật này để tránh làm hỏng chiếc đồng hồ yêu quý của mình.

Người ta phân chia độ chịu nước của đồng hồ ra thành 7 cấp độ khác nhau với độ sâu hay áp lực dưới nước mà chúng chịu được. Các kí hiệu thường dùng để chỉ cho những cấp độ này là BAR, ATM (dành cho áp suất nước tối đa mà đồng hồ chịu được) hoặc M (để chỉ độ sâu tối đa mà đồng hồ chịu được).

 

Đồng hồ Longines Master Annual Calendar L2.910.4.77.6 (L29104776)

Đồng hồ Longines Master Annual Calendar L2.910.4.77.6 (L29104776)

Sẵn hàng
Automatic
40mm
69.862.500₫
77.625.000₫
1 đánh giá

+ Ở cấp độ thấp nhất, các kí hiệu được sử dụng là Water Resistance 3 ATM hay 30m. Với cấp độ này, đồng hồ của bạn có thể sử dụng ở một số hoạt đồng thường ngày như đi mưa hoặc rửa tay.

+ Cấp độ tiếp theo là Water Resistance 5 ATM hay 50m: ở mức độ này bạn có thể sử dụng đồng hồ khi đi bơi, đi thuyền hay câu cá nhưng cũng ở mức độ sâu giới hạn

+ Water Resistance 10 ATM hay 100m: đồng hồ có thể sử dụng đi bơi, lướt sóng, thuyền buồm cùng một số môn thể thao dưới nước nhẹ nhàng.

+ Water Resistance 20 ATM hay 200m: ở cấp độ này bạn có thể sử dụng đồng hồ với những hoạt động hay thể thao mạo hiểm mặt nước hay đi lặn ống thở.

+ Diver’s 100m: tiêu chuẩn ISO 6425 nhỏ nhất dành cho đồng hồ lặn, những chiếc đồng hồ này có thể lặn cùng với bạn khi bạn đem theo bình dưỡng khí.

+ Ở cấp độ cao hơn là Diver’s 200m hoặc 300m: đây là cấp độ điển hình cho những mẫu đồng hồ lặn thông thường với khả năng chịu nước ở mức 200m đến 300m.

 

MIDO Ocean Star Diver 600 M026.608.11.041.00

MIDO Ocean Star Diver 600 M026.608.11.041.00 có độ chịu nước lên đến 600m

Đồng hồ Longines Master Annual Calendar L2.910.4.77.6 (L29104776)

Đồng hồ Longines Master Annual Calendar L2.910.4.77.6 (L29104776)

Sẵn hàng
Automatic
40mm
69.862.500₫
77.625.000₫
1 đánh giá
Mido Ocean Star Diver 600 M026.608.11.041.00 (M0266081104100)

Mido Ocean Star Diver 600 M026.608.11.041.00 (M0266081104100)

Sẵn hàng
Automatic COSC
43.5mm
43.875.000₫
48.750.000₫
1 đánh giá

+ Cấp độ cao nhất cho đồng hồ là Diver’s 300+m: thường chỉ thấy trong những mẫu đồng hồ chuyên nghiệp khi lặn bão hòa khí. 

Chính vì lẽ đó, bạn nên sử dụng đồng hồ với đúng thông số mà nhà sản xuất đã đưa ra.

 

2. Nguyên nào dẫn đến việc đồng hồ bị vào nước?

 

Sử dụng đồng hồ không đúng với thông số kĩ thuật: mỗi một chiếc đồng hồ đều được cung cấp thông số về độ chịu nước như 30m, 50 ATM, …. Thông số này cho biết khả năng tối đa mà đồng hồ có thể chịu được như rửa tay nhẹ, đi mưa, đi bơi, …. Việc sử dụng đồng hồ không đúng với thông số có thể khiến cho chúng bị vô nước.

 

Đóng núm đồng hồ khi chỉnh xong ngày, giờ.

 

Quên không đóng núm chỉnh giờ: sau khi chỉnh giờ xong hãy luôn nhớ ấn chặt núm chỉnh giờ. Núm chỉnh giờ bị hở không chỉ khiến nước dễ dàng xâm nhập mà cả bụi cũng có thể làm hỏng đi cỗ máy thời gian bên trong của bạn

Sử dụng các núm chức năng khi đang tiếp xúc với nước: việc vô tình hay cố ý sử dụng các núm chức năng như chronograph, chỉnh lịch … làm cho nước có thể vào đồng hồ một cách dễ dàng.

Tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa: Mang đồng hồ đi tắm, rửa bát, xịt nước hoa, … sẽ làm cho các hóa chất, xà phòng, bụi bẩn. Chúng tiếp xúc với vòng ron và vòng cao su làm cho dây cao su mục nát và giãn nở dần đi và nước có thể chui vào bên trong đồng hồ. Một dạng chất lỏng thường gặp khác là cồn và xăng dầu. Cao su gặp mấy chất này thì giãn ra nhanh chóng, vào nước còn nhanh hơn xà phòng.

Không sử dụng đồng hồ đi xông hơi

Không sử dụng đồng hồ đi xông hơi, sẽ hiến đồng hồ bị hấp hơi nước

Tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt trong thời gian dài như nước biển muối, hay những nơi có nhiệt độ cao (nắng nóng, phòng xông hơi, …), ….

Không đi bảo dưỡng đồng hồ: những chiếc đồng hồ được sử dụng quá lâu có thể dẫn đến những bộ phận, linh kiện bảo vệ không còn chất lượng như ban đầu. Chính vì lí do đó nên chúng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình để hạn chế bụi hay hơi nước vào bên trong đồng hồ.

 

3. Quy trình bảo dưỡng khi đồng hồ bị vào nước tại Duy Anh Watch

 

Quy trình bảo dưỡng khi đồng hồ bị vào nước

Quy trình bảo dưỡng khi đồng hồ bị vào nước tại Duy Anh Watch

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hiện trạng và đánh giá tình trạng đồng hồ tại Duy Anh Watch

Bước 2: Vệ sinh vỏ ngoài và tháo mở vỏ. Tách máy khỏi vỏ, tháo các bộ phận máy và thực hiện kiểm tra. Các vấn đề phát sinh sẽ được gọi để báo lại cho khách hàng.

Bước 3: Vệ sinh các linh kiện cũng như vỏ đồng hồ dung dịch chuyên dụng.

Bước 4: Sau khi để khô các bộ phận thì tiến hành lau dầu cho các chi tiết máy và lắp ráp trở lại như ban đầu.

Bước 5: Kiểm tra gioăng chống nước. Các vấn đề phát sinh sẽ được gọi để báo lại cho khách hàng.

Bước 6: Hoàn thiện quy trình lắp ráp và kiểm tra độ chống nước bằng máy móc chuyên dụng.

Bước 7: Vệ sinh, kiểm tra chất lượng và thẩm mỹ lần cuối trước khi giao trả khách hàng.

 

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM BẢO HÀNH DUY ANH

 

 Địa chỉ: 200A Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

 Địa chỉ: 205 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

 

 Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp với nhân viên hoặc qua Hotline  02439918668

 

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÍ
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.12736 sec| 1084.438 kb