MẶT SỐ ĐỒNG HỒ - Ý NGHĨA VÀ NGHỆ THUẬT TÂM HỒN
Nội dung bài viết
- 1. Mặt số đồng hồ hiển thị những gì
- 2. Mặt số đồng hồ đeo tay có những kiểu thiết kế nào?
- Vật liệu nào được sử dụng để tạo ra mặt số đồng hồ?
- Có những cách nào để trang trí mặt số đồng hồ?
1. Mặt số đồng hồ hiển thị những gì
Mục đích chính của mặt số đồng hồ là để hiển thị thời gian. Không giống như đồng hồ kỹ thuật số, thông thường, các mẫu đồng hồ kim hiển thị thời gian bằng cách sử dụng kim và bộ cọc số. Kim đồng hồ được sử dụng một cách linh hoạt để ngoài hiển thị thời gian, chúng cũng hiển thị các tính năng khác cho đồng hồ như chỉ báo lịch ngày hay thang đo năng lượng, …. Ngoài mặt số chính, các mặt số phụ cũng được bổ sung linh hoạt cho nhiều tính năng khác biệt. Ví dụ như trên mẫu đồng hồ Chronograph, các sub-dial được thiết đặt hợp lí để phục vụ tính năng bấm giờ thể thao một cách dễ quan sát nhất.
Về phía các cọc số, thông thường chúng có nhiệm vụ chia đều mặt số thành 12 phần bằng nhau tương ứng với 12 giờ, hoặc chia nhỏ hơn với bộ chia phút. Tuy nhiên, cũng có những nhà sản xuất loại bỏ hoàn toàn mọi cột mốc giờ, phút này và làm nên thiết kế “mặt số mù”. Vì thế, về cơ bản thì không có giới hạn nào đối với việc thiết kế mặt số cả.
Bên cạnh chức năng hiển thị thời gian, mặt số cũng là nơi mà hầu hết các nhà sản xuất tự hào đặt tên thương hiệu của mình lên trên. Cũng có thể đi kèm với năm thành lập hay là tên của bộ sản phẩm như để khẳng định tên tuổi một cách nhẹ nhàng.
2. Mặt số đồng hồ đeo tay có những kiểu thiết kế nào?
Như đã nói bên trên, không có giới hạn nào cho thiết kế các mặt đồng hồ đeo tay. Tuy nhiên, một số loại đồng hồ ví dụ như đồng hồ lặn cần yêu cầu các bộ cọc số rõ ràng đi kèm dạ quang ổn định. Vì vậy, vẫn có một số thiết kế được xem là phổ biến, chúng được phân loại tùy thuộc vào loại đồng hồ như:
Thiết kế mặt số Dress Watch
Thiết kế mặt số Dress Watch thường đại diện cho sự đơn giản nhưng sang trọng. Các mẫu đồng hồ như thế thường mỏng, chỉ gồm tính năng xem giờ cơ bản, một số có thêm lịch ngày hoặc lịch tuần trăng.
Tissot Carson Premium T122.410.11.053.00 (T1224101105300)
Đồng hồ Longines Master Annual Calendar L2.910.4.77.6 (L29104776)
Đồng hồ phi công
Đồng hồ phi công lại thường sở hữu phần mặt số có kích thước trung bình đến lớn. Các mặt số loại này đều có thiết kế đơn giản, rõ ràng và có độ tương phản cao. Một trong những tính năng quan trọng thường thấy trên các mặt số loại này là GMT – cho phép hiển thị 2 múi giờ trên đồng hồ. Cùng với đó, các núm vặn cũng thường khá lớn để dù phi công đeo găng tay vẫn có thể tuy chỉnh một cách dễ dàng.
Đồng hồ lặn
Mặt số của đồng hồ lặn nổi bật với khả năng dễ đọc thông qua bộ cọc số và kim cỡ lớn đi kèm dạ quang siêu sáng. Phần lớn, đồng hồ lặn đều trang bị thêm vành bezel với tính năng đếm thời gian. Và cũng không thể bỏ qua mặt kính Sapphire hoặc kính cứng cao cấp để bảo vệ mặt số hiệu quả dưới áp lực của nước. Ví dụ như trên mặt số đồng hồ Seiko, đồng hồ Longines,...
Đồng Hồ Longines Hydroconquest L3.781.4.96.6 (L37814966)
Thiết kế mặt số Compax
Compax: Đây là thuật ngữ thường được sử dụng khi nói đến những mẫu đồng hồ Chronograph đa tính năng. Có một số loại như Uni-Compax với 2 mặt số phụ, Compax với 3 mặt số phụ hay 4 mặt số phụ được gọi là Tri-Compax.
MIDO Baroncelli Mechanical Limited Edition M037.405.36.050.00 (M0374053605000)
Tissot Carson Premium Chronograph T122.417.16.011.00 (T1224171601100)
Ngoài ra, trong mỗi một loại thiết kế mặt số đều có các biến thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích nhà sản xuất.
Vật liệu nào được sử dụng để tạo ra mặt số đồng hồ?
Việc sản xuất mặt số thường bắt đầu với một nền dial đơn sắc bằng vàng, bạc, niken, đồng thau hoặc đồng đỏ. Tiếp sau đó, các chi tiết khác như bộ số, kim đồng hồ, … mới được thêm vào. Màu sắc cơ bản của mặt số đều đến từ màu sắc của nguyên liệu thô đã kể trên. Để làm nên các mặt số có màu đa dạng như hiện nay, người ta thường sử dụng hình thức mạ kẽm. Sau khi mạ kẽm, các nhà sản xuát sẽ in mặt số đồng hồ lên trên. Đối với quá trình này, phần lớn họ đều sử dụng công nghệ Pad Printing. Một tấm lót hình quả bóng lấy mực bằng bút chì khắc, sau đó được ép trực tiếp lên mặt số. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất vẫn sơn mặt số của họ bằng tay, đây là một quá trình thường mất đến hàng tháng. Các quy trình còn lại như thiết lập các cọc số hay lắp ráp kim đồng hồ thì buộc phải thực hiện thủ công.
Ngoài các vật liệu thông thường, một số loại vật liệu độc đáo được sử dụng trên dial hiện nay, phải kể đến là:
- Mặt số khảm xà cừ: hay còn gọi là khảm trai đây là một trong những thiết kế tuyệt đẹp và được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên đồng hồ đeo tay, nhất là với đồng hồ nữ. Chúng không hề giống nhau ở bất kì một chiếc đồng hồ nào và mang đến một màu sắc vô cùng huyền ảo, lung linh.
- Mặt số tráng men: Chất liệu men khá phức tạp và phải dùng những phương pháp rất đặc biệt trong việc chế tác cho mặt số đồng hồ. Việc tráng men một bề mặt kim loại có khả năng thất bại rất cao, do không thể lường trước được kết quả sau khi men được cho vào trong lò nung. Chỉ một sai sót nhỏ là các thao tác đều phải thực hiện lại từ đầu. Sau khi hoàn thành xong công đoạn mới đến việc thiết kế các chi tiết khác trên mặt số, hoặc là sơn men, hoặc là gắn cọc số, cũng có thể là vẽ thủ công thêm các hoạ tiết khác.
- Mặt số thiên thạch: là một trong những loại mặt số vô cùng đắt đỏ. Dù thiên thạch có thể một năm rơi vào Trái Đất với số lượng không ít nhưng không phải loại nào cũng có thể dùng làm mặt đồng hồ, và cũng vì thế chỉ có một số ít những thương hiệu đồng hồ siêu cao cấp mới sử dụng loại vật liệu này.
Có những cách nào để trang trí mặt số đồng hồ?
Ngoài chất liệu, mặt số cũng có thể được trang trí bằng nhiều cách khác nhau. Các nhà sản xuất rất coi trọng khía cạnh này, vì nó nhấn mạnh sự khéo léo của những người thợ đồng hồ bậc thầy và cho phép họ phân biệt mình với các thương hiệu khác. Hãy cùng tìm hiểu 2 kĩ thuật thường được sử dụng nhất khi trang trí đồng hồ nhé!
Kĩ thuật đầu tiên là trang trí mặt số bằng họa tiết mà phổ biến nhất là Guilloche. Guilloche là một kỹ thuật trang trí phức tạp, lặp đi lặp lại một cách chính xác thường thấy ở trên mặt số của đồng hồ. Trước đây, chỉ có những thợ thủ công tay nghề cao mới thực hiện được kĩ thuật tạo họa tiết Guilloche. Ngày này, kỹ thuật này được thực hiện nhờ một cỗ máy đặc biệt có sử dụng dao khắc (Rose Engine). Quá trình tạo nên những họa tiết này thường có nhiều công đoạn phức tạp thậm chí phải làm thủ công nên những mặt số đồng hồ sở hữu họa tiết Guilloche đều được xem là những tác phẩm biểu tượng có tính thẩm mỹ và được đánh giá cao. Có rất nhiều kiểu họa tiết Guilloche được tạo ra trên các mặt số đồng hồ, có những mặt số sử dụng 1 loại và có những mặt số kết hợp nhiều loại khác nhau để làm nên sự khác biệt.
Kĩ thuật trang trí thì 2 mà DAW muốn nhắc tới chính là các thiết kế Skeleton. Skeleton được coi là dòng đồng hồ lộ máy hoàn toàn, cho phép người dùng có thể chiêm ngưỡng toàn bộ mọi chi tiết bên trong cỗ máy đồng hồ. Để làm một chiếc đồng hồ skeleton tinh xảo, độ phức tạp và thời gian tiêu tốn có thể gấp vài lần thậm chí vài chục lần so với một chiếc đồng hồ thường cùng loại. Số lượng chi tiết cũng tăng vọt và đi kèm với đó quá trình lắp ráp tỉ mỉ, chính xác cao độ. Cũng có rất nhiều thương hiệu đã trở nên nổi tiếng với các mặt số dạng này. Tuy nhiên, với các nhà sản xuất khác, khi chi tiết này đúng nghĩa là một kiểu trang trí, nhà sản xuất chỉ để lộ ra một phần của bộ máy như bánh xe cân bằng hoặc tourbillon. Với kiểu thiết kế như vậy, chúng ta thường gọi là Open Heart.
Nếu như cỗ máy đại diện cho tuổi thọ thì mặt số đại diện cho gương mặt của đồng hồ. Chỉ cần nhìn vào mặt số, bạn sẽ dễ dàng đoán biết được chúng thuộc loại đồng hồ nào. Và trong muôn vàn lí do để đeo đồng hồ, việc lựa chọn một chiếc đồng hồ có mặt số ấn tượng dường như được đề cao hơn cả. Vì chúng sẽ luôn song hành với bạn từ ngày đầu cho đến khi bạn không còn đeo nữa. Hy vọng, bạn sẽ sớm tìm được những cỗ máy thời gian bền bỉ với một “cửa sổ tâm hồn” cuốn hút!