NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHIẾN ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHIẾN ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC

20/05/2019 - Tác giả: DuyanhWatch
Nước được xem là “kẻ thù” của bộ máy đồng hồ! Lí do khá dễ hiểu khi các linh kiện nhỏ bé bên trong chiếc đồng hồ đeo tay của bạn đều được làm bằng kim loại. Việc tiếp xúc với nước hay hơi nước có thể làm cho chúng bị han gỉ, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nhịp nhàng của bộ máy và làm đồng hồ không còn chính xác. Có một số thói quen xấu mà bạn vô tình làm khiến cho đồng hồ dễ bị vào nước, hãy cùng theo dõi bài viết hôm nay để hạn chế những điều này nhé!

1. Một số thói quen xấu khiến đồng hồ bị vào nước

 

đồng hồ longines


- Sử dụng đồng hồ không đúng với thông số kĩ thuật: mỗi một chiếc đồng hồ đều được cung cấp thông số về độ chịu nước như 30m, 50 ATM, …. Thông số này cho biết khả năng tối đa mà đồng hồ có thể chịu được như rửa tay nhẹ, đi mưa, đi bơi, …. Việc sử dụng đồng hồ không đúng với thông số có thể khiến cho chúng bị vào nước.

- Quên không đóng núm chỉnh giờ: sau khi chỉnh giờ xong hãy luôn nhớ ấn chặt núm chỉnh giờ. Núm chỉnh giờ bị hở không chỉ khiến nước dễ dàng xâm nhập mà cả bụi cũng có thể làm hỏng đi cỗ máy thời gian bên trong của bạn.

- Sử dụng các núm chức năng khi đang tiếp xúc với nước: việc vô tình hay cố ý sử dụng các núm chức năng như chronograph, … làm cho nước có thể vào đồng hồ một cách dễ dàng.

- Tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa:Mang đồng hồ đi tắm, rửa bát, xịt nước hoa, … sẽ làm cho các hóa chất, xà phòng, bụi bẩn. Chúng tiếp xúc với vòng ron và vòng cao su làm cho dây cao su mục nát và giãn nở dần đi và nước có thể chui vào bên trong đồng hồ. Một dạng chất lỏng thường gặp khác là cồn và xăng dầu. Cao su gặp mấy chất này thì giãn ra nhanh chóng, vào nước còn nhanh hơn xà phòng.

- Để đồng hồ ở những nơi có độ ẩm cao: đồng hồ để ở những nơi có độ ẩm cao như nhà tắm, phòng xông hơi, … có thể dễ dàng bị vào nước hơn những chiếc đồng hồ đặt ở những nơi thông thoáng.

- Tiếp xúc với nước quá lạnh hoặc quá nóng: nhiệt độ thay đổi làm diễn ra sự giãn nở của ron cao su. Điều này cũng dẫn đến kẽ hở mà nước có thể chui vào đồng hồ.

- Không đi bảo dưỡng đồng hồ: những chiếc đồng hồ được sử dụng quá lâu có thể dẫn đến những bộ phận, linh kiện bảo vệ không còn chất lượng như ban đầu. Chính vì lí do đó nên chúng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình để hạn chế bụi hay hơi nước vào bên trong đồng hồ.

 

2. Làm sao để đồng hồ không vô nước

 

Tissot Prs 200 T067.417.33.041.00

Tissot Prs 200 T067.417.33.041.00

Hết hàng
Quartz Chronog
41mm - 42mm
18.270.000₫
20.300.000₫
1 đánh giá


Không sai khi nói “Của bền tại người” nên lời khuyên đầu tiên của Duy Anh Watch đối với người sử dụng chính là sử dụng đồng hồ một cách cẩn thận và chú ý. Bạn càng cần thận bao nhiêu, hạn chế được nhiều thói quen xấu bao nhiêu thì chiếc đồng hồ bạn đeo cũng sẽ có thể sử dụng được lâu bấy nhiêu. Thêm vào đó, đừng bỏ qua quy trình bảo dưỡng, bảo hành thường xuyên dành cho đồng hồ. Việc này không chỉ giúp cho những bộ phận của đồng hồ hoạt động trơn tru, những linh kiện hỏng được thay thế nhanh chóng mà còn góp phần phát hiện ra những vấn đề nguy hiểm cho đồng hồ của bạn.


Xem thêmNhững cách giết chết đồng hồ một cách dễ dàng 


Với bài viết hôm nay, Đồng hồ Duy Anh hy vọng rằng bạn sẽ nhận ra và hạn chế những thói quen không tốt của mình để tránh làm hại cho chiếc đồng hồ của mình và cũng giúp cho những chiếc đồng hồ sẽ luôn được sử dụng trong thời gian lâu nhất có thể.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHIẾN ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
1.83574 sec| 988.781 kb