TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ CHÂN KÍNH ĐỒNG HỒ MÀ BẠN CẦN BIẾT

TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ CHÂN KÍNH ĐỒNG HỒ MÀ BẠN CẦN BIẾT

07/03/2018 - Tác giả: DuyanhWatch
Để một chiếc đồng hồ cơ (hay một số đồng hồ pin) có thể hoạt động nhịp nhàng, chính xác hơn thì có một bộ phận quan trọng đó chính là Jewel (chân kính). Không phải ai cũng có thể hiểu chính xác chức năng của chân kính đồng hồ

 

 

1. Chân kính đồng hồ là gì?


Chân kính được phát minh từ khoảng năm 1702 bởi Nicolas Fatio de Duillier, Pierre, Jacob Debaufre nhưng phải đến tận thế kỉ 19 thì nó mới được sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả. Chân kính là một bộ phận thường có màu hồng đỏ có mặt trong tất cả các bộ máy đồng hồ cơ và một số mẫu đồng hồ pin. Chân kính thường được làm bằng đá quý đã gia công và lắp vào phần thân máy. Chúng có kích thước rất nhỏ với đường kính không quá 2mm và độ dày chỉ ở dưới mức 0.5mm. Chúng được thiết kế dưới nhiều dạng khác nhau để có thể phù hợp với từng lại đồng hồ. Vậy chúng thực sự là gì và có tác dụng như thế nào?

 

Tissot Le Locle Powermatic 80 T006.407.11.052.00 (T0064071105200)

Tissot Le Locle Powermatic 80 T006.407.11.052.00 (T0064071105200)

Tạm hết hàng
Automatic
39.3mm
15.678.000₫
17.420.000₫
1 đánh giá

2. Chức năng của chân kính đồng hồ

 

Như chúng ta đã viết, các chi tiết đồng hồ đều hoạt động ở trạng thái lắc, động lực được tạo ra bởi dây cót đồng hồ. Khi bạn thực hiện lên dây cót cho đồng hồ tức là bạn đang làm cho cuộn dây cót chặt lại. Động lực này được truyền đến bánh xe cân bằng – trái tim của đồng hồ thông qua bốn bánh xe răng (hệ truyền động). Vây xung quanh bánh xe cân bằng là những bánh răng cực nhỏ có nhiệm vụ điều khiển đồng hồ chạy nhanh hoặc chậm. Chúng được lắp trên trục và không ngừng chuyển động. Quá trình này sinh ta hiện tượng ma sát làm giảm đi chuyển động của bánh răng dẫn đến sự sai số về thời gian trên mặt đồng hồ. Để giảm đi hiện tượng ma sát này, các trục bánh răng được lắp thêm một miếng đá đỏ, đá lam hay đá thạch lựu và chúng được gọi là chân kính.


Với chức năng trên, chân kính sở hữu một số công dụng như:

       - Giảm đi sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác về thời gian cho đồng hồ;

       - Giúp chống xốc, làm tăng lên tuổi thọ sử dụng của các bộ phận bên trong đồng hồ;

       - Nâng cao tình thẩm mỹ cũng như giá trị của các mẫu đồng hồ.


Một số loại vật liệu thường được sử dụng để tạo nên chân kính đồng hồ là: đá garnet, thạch anh hay thủy tinh; những mẫu đồng hồ cao cấp thì có thể được dùng đá sapphire, ruby hoặc kim cương. Để phù hợp với nhiều loại đồng hồ khác nhau, người ta cũng thiết kế 4 dạng chân kính khác nhau:

       - Chân kính tròn, có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels)

       - Chân kính tròn không có lỗ (Cap Jewels)

       - Chân kính dạng phiến hình vuông hoặc chữ nhật (Paller Jewels)

       - Chân kính dạng hình trụ (Roller Jewels)

 

Đồng hồ Seiko SPB035J1

Đồng hồ Seiko SPB035J1

Hết hàng
Automatic
40.5mm
17.577.000₫
19.530.000₫
1 đánh giá

 

3. Đồng hồ có bao nhiêu chân kính thì hợp lí?


Cùng với đó, số lượng các chân kính mà đồng hồ sở hữu cũng tùy vào kết cấu và mức độ phức tạp của đồng hồ, cho nên không phải cứ nhiều chân kính là đồng hồ có thể hoạt động hiệu quả.

       - 4 chân kính: dành cho đồng hồ pin với mặt hiển thị kim thông thường

       - 6-7 chân kính: dành cho đồng hồ pin có mặt hiển thị kim nhiều chức năng

       - 17 chân kính: dành cho đồng hồ cơ lên dây cót

       - 21 chân kính: dành cho đồng hồ cơ tự động

       - 23 chân kính: dành cho đồng hồ cơ có 2 trống dự trữ năng lượng

       - 25-27 chân kính: dành cho đồng hồ cơ đa năng

       - Với hơn 40 chân kính chỉ dành cho các mẫu đồng hồ vô cùng phức tạp.

 

Tissot Chemin Des Tourellees Squelette Mechanical T099.405.16.418.00

Tissot Chemin Des Tourelles Squelette T099.405.16.418.00

Tissot Chemin Des Tourelles Squelette T099.405.16.418.00

51.975.000₫
57.750.000₫

Giảm 10% toàn bộ thương hiệu Tissot từ 5.9 - 30.9

Giảm 30% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Casio, Calvin Klein

Giảm 25% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Claude Bernard, EdoxTitoni

Giảm 20% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ DW, Olym PianusFossil, Michael Kors

Giảm 15% khi mua sản phẩm thứ 2 là đồng hồ Hamilton, Mido, Certina, Seiko

Giảm 20% khi mua sản phẩm thứ 2 là Đồng Hồ Treo Tường, Để Bàn có giá niêm yết từ 2 triệu trở lên

Tặng ngay 1 trong 2 phần quà sau khi mua đồng hồ cơ Tissot (Số lượng có hạn):

  1. 1. Tặng 01 đồng hồ treo tường SEIKO hoặc RHYTHM trị giá lên đến 1 triệu đồng.
  2. 2. Tặng 01 dây da ZRC thương hiệu Pháp trị giá lên đến 700.000đ

Ưu đãi MUA 1 TẶNG 1 tặng đồng hồ đến 10 Triệu (Xem chi tiết tại đây) 

Trong một chiếc đồng hồ, người ta có thể sử dụng một loại chân kính hoặc nhiều loại chân kính khác nhau để phù hợp với từng vị trí và giúp những mẫu chân kính này phát huy hết khả năng của mình. Và để cho nhà sản xuất không quá làm dụng chân kính vì mục đích tăng giá cho các mẫu đồng hồ của mình, vào năm 1974, ISO phối hợp cùng với tổ chức đồng hồ Thụy Sĩ để đưa ra tiêu chuẩn ISO 1112 về số lượng những chân kính được sử dụng trong những mẫu đồng hồ.


          Với những kiến thức bên trên, Duy Anh Watch tin rằng bạn đã có tất tần tật những gì liên quan đến chân kính bên trong đồng hồ và chúng sẽ giúp bạn tìm được mẫu đồng hồ chính xác và hợp lí hơn cả.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ CHÂN KÍNH ĐỒNG HỒ MÀ BẠN CẦN BIẾT
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.60478 sec| 1044.398 kb