Citizen ra mắt 3 phiên bản Promaster Diver Automatic “FUGU” mới
Nội dung bài viết
- 1. Vẻ đẹp từ mặt số của Citizen Promaster Diver Automatic “Fugu” mới
- 2. Bộ máy của Citizen Promaster Diver Automatic “Fugu” mới
Nhưng thương hiệu còn nhiều điều hơn là chỉ một chiếc đồng hồ đó. Dòng đồng hồ lặn Citizen Promaster luôn nhận được sự ưa chuộng của đông đảo mọi người bởi nhiều lý do từ thiết kế hữu dụng, giá cả phải chăng và mang tính biểu tượng nếu bạn đi sâu vào khám phá lịch sử của nó. Giờ đây, những điều này đã được khẳng định một lần nữa qua bộ ba đồng hồ Citizen Promaster Diver Automatic Fugu mới nhất vừa được giới thiệu.
1. Vẻ đẹp từ mặt số của Citizen Promaster Diver Automatic “Fugu” mới
Lịch sử của Citizen Promaster bắt đầu từ giữa những năm 1980 với việc phát hành Aqualand, một trong những chiếc đồng hồ lặn mang tính biểu tượng nhất. Đó là chiếc đồng hồ đầu tiên có máy đo độ sâu điện tử/kỹ thuật số. Năm 1989, cái tên Promaster lần đầu tiên xuất hiện trên đồng hồ khi Citizen giới thiệu một loạt đồng hồ lặn chuyên dụng. Một trong những mẫu quan trọng nhất là Promaster Marine Automatic Diver 200M NY0040 từ năm 1997, đóng vai trò là nguồn cảm hứng của nhiều sản phẩm thuộc thương hiệu, trong đó có ba phiên bản Fugu mới nhất này.
Các mẫu mới có vỏ bằng thép không gỉ có đường kính 44mm và độ dày 13,1mm, đặc biệt, 1 trong số 3 phiên bản sẽ được mạ ion màu đen. Vòng bezel một chiều có răng cưa, lấy cảm hứng từ Fugu, được trang bị một miếng đệm màu đen hoặc xanh dương có thang đo 60 phút. Núm vặn vặn xuống để tăng khả năng chống nước ở độ sâu 200m. Bảo vệ cho toàn bộ mặt số là mặt kính bằng sapphire. Ấn tượng hơn, cả 3 chiếc Citizen Promaster Dive Automatic đều được chứng nhận ISO.
Sự khác biệt chính bên cạnh việc hoàn thiện vỏ được tìm thấy trên mặt số. Hai trong số chúng có mặt số màu xanh đậm hoặc đen. Chiếc thứ ba có mặt số màu trắng phát sáng hoàn toàn, giống như điều bạn đã thấy trên chiếc NY0155-58X từ năm ngoái. Mặt số thể hiện hoa văn phức tạp từ cá Fugu hay còn có tên gọi khác là cá nóc - một loại cá mà chắc hẳn chỉ cần nghe qua cái tên thôi là các bạn đã muốn tránh xa vì hình thù của nó cực kì kinh dị cũng như loại độc tố ẩn chứa bên trong con cá này. Nhưng đối với người dân xứ sở Phù tang thì cá nóc được dùng để chế biến ra những thực phẩm cao cấp. Loài cá đem lại cho đất nước Nhật triệu đô mỗi năm. Chỉ những nhà hàng nổi tiếng và đầu bếp hàng đầu được cấp giấy phép mới có thể phục vụ món ăn đắt đỏ này. Và cũng chính loại cá Fugu cũng đã dần trở thành một phần trong văn hóa Nhật Bản.
Trên mặt số của 3 phiên bản đều có các chữ số lớn được áp dụng và kim giờ, kim phút có kích thước quá khổ được hoàn thiện theo các kiểu khác nhau tùy thuộc vào từng mẫu. Kim giây trung tâm có đầu hình tam giác phát sáng. Cửa sổ vát rộng ở vị trí 3 giờ hiển thị song song lịch ngày và lịch thứ.
2. Bộ máy của Citizen Promaster Diver Automatic “Fugu” mới
Cũng giống như các phiên bản trước của Promaster Diver Automatic, bộ ba này dựa trên bộ máy Citizen calibre 8204 được sản xuất nội bộ. Bộ chuyển động tự động này được che khuất bởi mặt sau kín, chắc chắn, được trang trí bằng hình khắc một con cá nóc. Máy có 21 chân kính, hoạt động ở tốc độ 21.600VPH và dự trữ năng lượng trong 42 giờ. Bên cạnh giờ, phút và giây trung tâm thì đồng hồ còn thiết lập thêm tính năng lặn để giúp người dùng có thể thoải mái tham gia mọi hoạt động gắn liền với nước như: tắm, đi bơi, lướt sóng, lướt ván, chèo thuyền và cao nhất chính là giới hạn đi lặn.
Ba chiếc đồng hồ Citizen Promaster Diver Automatic mới có dây đeo khác nhau và được bán lẻ với các mức giá khác nhau. Trong khi mẫu NY0130-08E màu đen và vàng được trang bị dây đeo bằng polyurethane màu đen với khóa chốt bằng thép và có giá 550 USD thì mẫu NY0136-52L đi kèm với dây đeo bằng thép không gỉ có khóa gập và đắt hơn một chút là 595 USD, mẫu còn lại là NY0137-09A mạ ion màu đen, đi kèm với dây đeo polyurethane màu xanh lam có khóa chốt màu đen có mức giá đắt nhất là 650 USD.