CHIẾC ĐỒNG HỒ BẠN MUA TIẾP THEO CÓ NÊN ĐẮT HƠN CHIẾC ĐỒNG HỒ TRƯỚC KHÔNG?
Nội dung bài viết
- 1. Cảm xúc vui vẻ, thích thú khi sở hở hữu đồng hồ mới điều quan trọng
- 2. Liệu có phải mọi đồng hồ hồ đắt tiền hơn đều sẽ tốt hơn?
- 3. Nhanh hơn, cao hơn, xa hơn
Để biết được đáp án, bạn hãy đọc ngay nội dung dưới đây nhé:
1. Cảm xúc vui vẻ, thích thú khi sở hở hữu đồng hồ mới điều quan trọng
Khi mới bắt đầu chơi đồng hồ, có lẽ chiếc đồng hồ đầu tiên trong cuộc đời bạn sẽ là một chiếc đồng hồ máy pin thiết kế đẹp. Chúng có giá sẽ chỉ khoảng 3-4 triệu trông sang trọng, chất lượng “ổn áp” nhưng phù hợp với ngân sách của bạn.
Bí quyết lựa chọn chiếc đồng hồ đầu tiên – Phần 1
Bí quyết lựa chọn chiếc đồng hồ đầu tiên – Phần 2
Bí quyết lựa chọn chiếc đồng hồ đầu tiên – Phần 3 – Một số phong cách khác biệt
Tại một thời điểm nào đó, bạn bắt đầu bị mê hoặc bởi những chiếc đồng hồ cơ học, thứ đã mở ra một vũ trụ hoàn toàn mới. Có thể, chiếc đồng hồ tự động đầu tiên của bạn là chiếc Seiko 5 quân đội huyền thoại do thương hiệu số 1 Nhật Bản sản xuất có giá khoảng 4 triệu đồng. Dù có mức giá thấp như vậy, nhưng chiếc đồng hồ lại được làm rất tốt cả về thiết kế, chất lượng lẫn độ chính xác cao. Vì vây, chiếc đồng hồ cơ tiếp theo bạn mua phải có chất lượng cao hơn, nghĩa là nó cũng có thể đắt hơn.
Sự yêu thích về đồng hồ sau đó sẽ ngày càng tăng lên sẽ khiến bạn “mày mò” tìm hiểu nhiều thương hiệu và các mẫu bán chạy hơn nữa. Với các nhãn hiệu đồng hồ Nhật Bản sẽ là cuộc cạnh tranh của “tứ trụ” bao gồm Seiko, Citizen, Orient và Casio. Còn với các thương hiệu tầm trung Thụy Sỹ sẽ có Tissot, MIDO, Certina, Titoni hoặc Hamilton để bạn lựa chọn. Cao hơn nữa là các nhà sản xuất nổi tiếng như TAG Heuer, Longines và Tudor mang đến chất lượng tuyệt vời với mức giá không khiến bạn bị sốc. Tuy nhiên, về tay nghề, sự khác biệt so với mức giá trước đây ngày càng nhỏ hơn, nếu chúng hoàn toàn có thể nhận thấy bằng mắt thường. Tất cả các nhà sản xuất đó đều sử dụng bộ máy ETA trong các mẫu của họ.
Tiếp đó, bạn bắt đầu bị lôi cuốn vào các phong trào in-house và đó là lý do có thể bạn sẽ sắm một chiếc Omega Speedmaster Broad Arrow với Caliber 1861 in-house đắt nhất trong những chiếc đồng hồ bạn đang sở hữu. Vậy trong tương lai bạn sẽ tiếp tục với các phiên bản đắt đỏ hơn nhiều để khẳng định đẳng cấp, địa vị cũng như thành công của bản thân? Chưa chắc, bởi ngoài điều này ra thì bạn đã trở thành một người đam mê thực sự với đồng hồ. Đã là đam mê, không nhất thiết phải là đồng hồ càng đắt mới càng thích mà đơn giản có thể là thiết kế độc đáo hay sặc sỡ phản ánh đúng tính cách con người bạn…sẽ khiến bạn muốn mua ngay từ lần chạm mắt đầu tiên hoặc đơn giản là chiếc đồng hồ này tiện để đeo trong mọi dịp như Tissot Gentleman hoặc Tissot PRX mang phong cách thể thao, sang trọng…Bạn sẽ lại bắt đầu hào hứng với các thương hiệu nhỏ hơn, kể cả các thương hiệu siêu nhỏ như Yema, Nivada và Christopher Ward. Đương nhiên, để thỏa mãn niềm đam mê thì giá cả sẽ không phải là vấn đề mà bạn quan tâm nữa. Dù đắt hay rẻ, dù chiếc đồng hồ sau có giá thấp hơn chiếc đồng hồ bạn mua trước đó nhiều lần đi chăng nữa đã không còn là điều quá quan trọng, bởi khi mua một chiếc đồng hồ thì cảm xúc vui vẻ, thích thú mới là điều quan trọng.
2. Liệu có phải mọi đồng hồ hồ đắt tiền hơn đều sẽ tốt hơn?
Trên thực tế, các sản phẩm xa xỉ không chỉ đi kèm với mức giá cao hơn mà số lượng bộ phận sản xuất in-house nhiều hơn và kỹ thuật tinh vi hơn. Chất lượng tăng lên đương nhiên mức giá đồng hồ sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cũng không ít các trường hợp, đồng hồ có chất lượng tương đương thậm chí thấp hơn nhưng lại được bán với giá cao hơn so với một số mẫu có chất lượng cao hơn, ít được biết đến hơn. Điển hình như chiếc Rolex Rolex Daytona ref. 116520 bằng thép không gỉ đắt hơn 8.000 USD so với Jaeger-LeCoultre Master Control Calendar ref. Q4132520. Ở đây, Rolex chỉ là một chiếc đồng hồ bấm giờ đơn giản không có bộ máy và vật liệu phức tạp trong khi đồng hồ của Jaeger-LeCoultre tinh tế hơn nhiều khi sở hữu bộ chuyển động độc quyền có lịch tuần trăng và hiển thị ngày.
Ngoài ra, một ví dụ minh chứng cho điều này chính là Grand Seiko. Đây là thương hiệu đồng hồ sang trọng, xa xỉ của Nhật Bản thường được so sánh với Omega và Rolex và được biết đến với sự khéo léo và chính xác. Nhưng nhiều người đam mê đồng hồ vẫn miễn cưỡng nhắc đến ba thương hiệu cùng một lúc, mặc dù thực tế là tiêu chuẩn chất lượng của Grand Seiko ít nhất cũng ngang với Rolex và Omega, nếu không muốn nói là cao hơn. Công nghệ truyền động lò xo cải tiến trong các bộ máy nội bộ của Seiko là một ví dụ điển hình.
Như vậy, không phải mọi chiếc đồng hồ đắt tiền hơn đều sẽ tốt hơn.
3. Nhanh hơn, cao hơn, xa hơn
Nếu bạn chậm lại, bạn sẽ thua cuộc – đó ít nhiều là cách mà nhiều người mô tả về xã hội hiện đại. Thực sự, mỗi chúng ta nên phấn đấu, đặt ra các mục tiêu lớn hơn. Hầu hết mọi người đều không có ngân sách vô hạn vì thế cảm giác phát triển và tiến bộ sẽ đi kèm với mỗi lần mua đồng hồ mới.
Đồng hồ nam Hamilton Jazzmaster Face 2 Face II Limited H32866781
Để phát triển cá nhân hoặc nghề nghiệp, bạn cần phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình và thay đổi mọi thứ. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể đánh giá cao bộ sưu tập đồng hồ hiện tại hoặc chiếc đồng hồ yêu thích của mình. Nhưng để trở thành một nhà sưu tập đồng hồ, bạn cũng cần phải phấn đấu cho những điều dường như không thể. Ưu điểm của điều đó là bạn sẽ khám phá, đọc, học hỏi từ những người khác và tương tác với các thương hiệu và công nghệ mới. Bạn sẽ luôn cập nhật, tham gia và đi đầu. Sự nhiệt tình này là điều cần thiết để duy trì cảm giác thú vị trong sở thích đắt tiền là đồng hồ xa xỉ.
Như vậy, nếu bạn không phải cân nhắc về tài chính thì những chiếc đồng hồ ngày càng đắt đỏ sẽ là đích mà bạn hướng đến nhưng với số còn lại thì mức giá phải đắt hơn chiếc đồng hồ trước đó không quá quan trọng bởi đơn giản là sự đam mê, yêu thích mới là điều quan trọng nhất.